Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Cảnh nguyệt thực toàn phần ở Việt Nam và thế giới

Cảnh nguyệt thực toàn phần ở Việt Nam và thế giới

Hàng triệu người ở Việt Nam cũng như tại Australia, Bắc Mỹ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần trong tối nay.

Một nửa mặt trăng bị che khuất trong bức ảnh được chụp tại thủ đô Kathmandu của Nepal. Ảnh: AFP.
Một nửa mặt trăng bị che khuất trong bức ảnh được chụp tại thủ đô Kathmandu của Nepal. Ảnh: AFP.
Cảnh tượng nguyệt thực tại Malaysia. Ảnh: AFP.
Cảnh tượng nguyệt thực tại Malaysia. Ảnh: AFP.
Diễn biến nguyệt thực tại Việt Nam
Bức ảnh ghép về diễn biến nguyệt thực tại TP HCM, Việt Nam. Nước ta cùng những quốc gia ở Đông Á có thể thấy nguyệt thực vào buổi tối. Ảnh: Vi Khoa.
Mặt trăng bắt đầu bị che khuất trong bức ảnh được chụp tại Tokyo, Nhật Bản vào tối 01/12. Ảnh: AP.
Mặt trăng bắt đầu bị che khuất trong bức ảnh được chụp tại Tokyo, Nhật Bản vào tối 01/12. Ảnh: AP.
Cảnh tượng nguyệt thực tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Nguyệt thực tại thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ. Những người xem nguyệt thực ở Bắc Mỹ được thưởng thức cảnh này trước bình minh. Ảnh: AP
Nguyệt thực tại thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ. Những người xem nguyệt thực ở Bắc Mỹ được thưởng thức cảnh này trước bình minh. Ảnh: AP.
Đĩa mặt trăng bị che khuất khoảng một nửa bởi bóng của trái đất khi quan sát tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AP.
Đĩa mặt trăng bị che khuất khoảng một nửa bởi bóng của trái đất khi quan sát tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AP.
Bóng trái đất che phủ gần kín đĩa mặt trăng khi quan sát tại thành phố San Gabriel Valley, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP.
Bóng của trái đất che phủ phần lớn đĩa mặt trăng trong bức ảnh được chụp tại thành phố Islamabad của Pakistan. Ảnh: AFP.
Bóng của trái đất che phủ phần lớn đĩa mặt trăng trong bức ảnh được chụp tại thành phố Islamabad của Pakistan. Ảnh: AFP.
Mặt trăng chuyển sang màu đỏ trong bức ảnh được chụp tại Việt Nam. Ảnh: Vi Khoa.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Châu Âu cảnh báo vi khuẩn 'lỳ' thuốc kháng sinh

Thứ sáu, 18/11/2011, 10:48 GMT+7

Châu Âu cảnh báo vi khuẩn 'lỳ' thuốc kháng sinh

Ảnh:
Ảnh: Telegraph.

Các bệnh nhân đang đối mặt với viễn cảnh đáng sợ, khi mà các bệnh nhiễm trùng trở nên "không thể chữa khỏi" do kháng với thuốc kháng sinh, các bác sĩ hàng đầu châu Âu vừa cảnh báo.
> Bóng ma lạm dụng kháng sinh/ Cái chết âm thầm từ việc lạm dụng kháng sinh/ Sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh

Việc lạm dung kháng sinh đã dẫn tới sự gia tăng số lượng các bệnh nhiễm trùng không đáp ứng với tất cả các loại thuốc, các chuyên gia nhấn mạnh. Điều này sẽ khiến những căn bệnh thông thường nhất cũng trở nên nguy hiểm vì không có thuốc hiệu quả.
Mặc dù từ 2 năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã coi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong 3 nguy cơ đe dọa sức khỏe thế giới, nhưng từ đó đến nay, rất ít động thái ngăn chặn được đưa ra, giáo sư Laura Piddock, từ Đại học Birmingham và là Chủ tịch Hiệp hội hóa trị kháng khuẩn Anh cho biết trên Telegraph.
Viết trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases, bà cho rằng: "Sự mất dần các loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn đã mang đến bóng ma về những bệnh nhiễm trùng không thể chữa khỏi. Để ngăn ngừa cơn khủng hoảng này, cần có hành động ngay lập tức".
Báo cáo của bà đưa ra trùng thời điểm với Ngày cảnh báo về kháng sinh ở châu Âu, và các dữ liệu cũng cho thấy có sự gia tăng các vi khuẩn siêu kháng thuốc ở châu lục này. Cuộc vận động tương tự cũng được dấy lên ở Mỹ và Canada.
Tại Anh, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn mới, với thông điệp: "Khởi đầu thông minh, khoanh vùng đối tượng", nhằm thúc giục các bác sĩ và y tá cân nhắc kỹ trước khi kê đơn có kháng sinh.
Giáo sư Dame Sally Davies, Trưởng bộ phận y khoa, cho biết: "Nhiều loại thuốc kháng sinh đang được kê đơn và sử dụng khi không cần đến chúng - nghĩa là thuốc kháng sinh đang mất tác dụng với tốc độ ngày một nhanh chóng".
Trong khi đó, một khảo sát đã tìm thấy một nửa số bệnh nhân đi khám vì bệnh ho, cảm lạnh, cảm cúm hoặc đau họng, đều tin chắc sẽ được kê loại thuốc này. Thực tế, phần lớn các bệnh đó do virus gây ra, không thể dùng kháng sinh để chữa.
Đó là chưa kể có sự xuất hiện của nhiều chủng khi khuẩn mới, có khả năng kháng thuốc mạnh mẽ như New Deli medallo.
"Không hành động ngay nghĩa là chỉ ít lâu nữa, chúng ta còn rất ít cách để chữa cho các bệnh nhân nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm đường tiết niệu...". Vì thế, theo các chuyên gia, kháng sinh phải được sử dụng thận trọng hơn, trong khi chờ các công ty dược tìm ra loại thuốc mới.
Dưới đây là 10 "mẹo" sử dụng kháng sinh đúng cách của Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh:
1. Hầu hết các cơn ho, cảm lạnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh, và kháng sinh không đẩy nhanh quá trình hồi phục của bạn.
2. Thảo luận về lợi và hại của kháng sinh với bác sĩ - họ có thể đánh giá khi nào bạn cần đến chúng.
3. Ho có đờm không phải là lý do để dùng kháng sinh - ngay cả khi đờm màu vàng.
4. Khi bạn đau họng kèm chảy nước mũi, đờm dãi, có thể đoán rằng bệnh nhiễm khuẩn này ít đáp ứng với kháng sinh.
5. Nếu bạn bị sốt, kèm theo họng thật đỏ hoặc có mủ và cảm thấy ốm thật sự, khi đó có thể cần đến kháng sinh.
6. Nghiên cứu cho thấy một số người ngưng dùng kháng sinh trước thời hạn, có thể là dấu hiệu cho thấy họ thực ra đã không cần đến kháng sinh ngay từ đầu.
7. Luôn uống thuốc đều đặn mỗi ngày và kết thúc đủ đợt trị liệu - thường là 5 ngày. Bằng không, bạn chỉ khiến cho các chủng vi khuẩn kháng thuốc "nổi dậy" mà thôi.
8. Đừng bao giờ để dành kháng sinh còn thừa lại, một loại thuốc được kê cho một bệnh nhiễm khuẩn có thể không phù hợp cho bệnh lần sau.
9. Nếu bạn đã uống kháng sinh trong lần viêm đường hô hấp gần đây nhất, lần này hãy hỏi bác sĩ về việc hoãn kê đơn kháng sinh, và chỉ dùng nếu triệu chứng trở nặng hơn hoặc không cải thiện sau khoảng thời gian thông thường với bệnh đó - Làm như thế bạn sẽ không phải dùng kháng sinh một cách không cần thiết, nhưng nếu cần, bạn sẽ dùng nó chậm lại một chút.
10. Hãy nhớ, kháng sinh trong một số tình huống có thể là vật cứu mạng - vì thế nếu bạn hoặc con bạn rất ốm - hãy đến bác sĩ xin lời khuyên.
Thuận An

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN GP




                              ĐỀ CƯƠNG ÔN GP

1, Chi trên: Vùng nách, vùng cánh tay, vùng khuỷu, vùng cẳng tay, vùng bàn tay.
2, Chi dưới: Vùng mông, vùng đùi, gối- khoeo, cẳng chân, bàn chân.
3, Giải phẫu định khu vùng đầu mặt cổ, cơ mạc đầu.
4, Các  tạng vùng đầu mặt cổ: Tai, mắt, mũi, hầu, miệng, răng, lưỡi, tuyến nước bọt, thanh quản, khí quản, tuyến giáp.
5, Tim, phổi, trung thất.
6, Thành bụng trước bên, ống bẹn & giải phẫu các lỗ thoát vị, đáy chậu.
7, Hình thể ngoài và trong bán cầu đại não, đường dẫn truyền thần kinh, thần kinh thực vật, 12 TK sọ, màng não, mạch não.
8, Phúc mạc, các tạng trong phúc mạc ( Dạ dày, ruột non, ruột già, ống hậu môn, tụy, lách).
9, Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, cơ quan sinh dục nam và nữ.

Tài liệu ôn và tham khảo:
-         Giải phẫu sau đại học.
-         Bài giảng GP tập I+ II.
-         Atlas người.
-         Bộ VCD về phẫu tích xác.
-          
Hình thức thi: Test 120 câu. 90p

Thời gian ôn tập:  Từ 30/11/2011 đến 15/12/2011
Từ thứ 2à6 hàng tuần. 13h30p Giảng Đường 6B.
Đăng kí ôn từ 07/11/2011. (Ngưng khi đủ chỗ).

IV - THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ:
            - Thời gian phát hành hồ sơ: ngày 07.11.2011
            - Thời gian nhận hồ sơ: từ 05.12.2011 đến 16.12.2011
            - Nhận giấy báo dự thi: từ 13.02.2012 đến 17.02.2012 (tại P.SĐH ĐH Y Dược TP.HCM)
            - Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Phòng sau đại học Đại học Y Dược TP.HCM.
Ghi chú:
* Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện.
* Khi nộp hồ sơ dự thi, thí sinh phải mang theo các loại văn bằng bản gốc để cơ sở đào tạo đối chiếu.

V - ÔN THI VÀ THI TUYỂN:
* Ôn thi:
- Tổ chức ôn các môn: cơ bản, cơ sở và ngoại ngữ
+ Toán xác suất thống kê, hóa hữu cơ, sinh lý học, giải phẫu học, ngoại ngữ: cho các thí sinh dự thi cao học và NCS.
+ Sinh lý học, giải phẫu học, cắn khớp học, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, thống kê căn bản, tổ chức quản lý y tế, hóa hữu cơ: cho các thí sinh dự thi bác sĩ chuyên khoa cấp I.
- Đăng ký, nộp lệ phí ôn thi tại Phòng tài chính kế toán ĐH Y Dược TP.HCM từ ngày 07.11.2011.
- Thời gian bắt đầu ôn thi: 14.11.2011 (xem lịch ôn tập cụ thể tại P.SĐH ĐH Y Dược TP.HCM)
- Địa điểm ôn thi: xem thông báo tại Phòng sau đại học ĐH Y Dược TP.HCM.
- Đề cương ôn thi: niêm yết tại Phòng sau đại học ĐH Y Dược TP.HCM.
- Ghi chú: Các lớp ôn tập sẽ ngưng đăng ký khi lớp học đủ chỗ.
* Thi tuyển:
- Lệ phí đăng ký dự thi: 80.000đ/01 hồ sơ.
- Lệ phí thi:         + 100.000đ / 01 môn đối với thí sinh dự thi CK1, CH, Nội trú.
            + 200.000đ / 01 môn đối với thí sinh dự thi CK2 và NCS.
-Thời gian nộp lệ phí thi: từ 05.12.2011 đến 16.12.2011
(Nộp tại Phòng tài chính kế toán ĐH Y Dược TP.HCM)
 - Thí sinh dự thi NCS sẽ nộp 1.000.000 đồng trước khi đánh giá chuyên môn.
* Trong thời gian ôn tập và thi tuyển thí sinh phải tự túc nơi ăn, ở.

VI - THỜI GIAN THI VÀ ĐỊA ĐIỂM THI:
* Thứ tư, ngày 22.02.2012 thí sinh tập trung tại Đại giảng đường Đại học Y Dược TP.HCM.  (217 Hồng Bàng Q.5) để nghe phổ biến qui chế và địa điểm thi.

NGÀY THI
BUỔI THI
MÔN THI
ĐỐI TƯỢNG
ĐỊA ĐIỂM
Thứ năm
Sáng
Toán xác suất thống kê
CH, NT
Đại học Y Dược
23.02.2012
Chiều
Cơ sở
CK I, CH, NT
TP. Hồ Chí Minh
Thứ sáu
Sáng
Chuyên ngành
 CK I, CK II, NT
217 Hồng Bàng, Q. 5
24.02.2012
Chiều
Ngoại ngữ
(đọc, viết và nghe hiểu)
CK II, CH, NCS, NT
TP. Hồ Chí Minh

Ghi chú: Thí sinh xem giờ và địa điểm thi cụ thể tại Phòng sau đại học.
     * Đánh giá chuyên môn NCS: từ ngày 05.3.2012 đến ngày 09.3.2012, tại Đại học Y Dược TP.HCM.
     * Thi vấn đáp Bác sĩ nội trú: từ ngày 12.3.2012 đến ngày 16.3.2012, tại Đại học Y Dược TP.HCM.
Mọi thủ tục chi tiết liên hệ trực tiếp tại Phòng Sau đại học Đại học Y Dược TP.HCM (số 217 Hồng Bàng Q. 5, TP. HCM; ĐT: 08 38573461).                                    
          HIỆU TRƯỞNG

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

MẠCH MÁU CHI TRÊN

1. Động mạch nách (axillery artery):


Động mạch dưới đòn (subclavicular artery) khi đi qua điểm giữa bờ sau xương đòn đổi tên thành động mạch nách. Động mạch nách chạy chếch xuống dưới, ra ngoài, dọc theo phía trong cơ quạ cánh tay (cơ tùy hành của động mạch nách – coracobrachial m.)
Động mạch nách chạy đến bờ dưới cơ ngực lớn thì đổi tên thành động mạch cánh tay (brachial artery).


* Các ngành bên: Động mạch nách có 6 ngành bên
- Động mạch ngực trên (superior thoracic artery).
- Động mạch cùng vai – ngực (thoracoacromial trunk) : Cho bốn nhánh là nhánh cùng vai, nhánh đòn, các nhánh ngực và nhánh delta.
- Động mạch ngực ngoài (lateral thoracic artery).
- Động mạch dưới vai: Chui qua lỗ tam giác vai tam đầu, cho hai nhánh: Động mạch ngực lưng và động mạch mũ vai.
- Động mạch mũ cánh tay trước (anterior humeral circumflex artery).
- Động mạch mũ cánh tay sau (posterior humeral circumflex artery): Đi cùng thần kinh nách qua lỗ tứ giác để vào vùng delta.
Các động mạch mũ nối với nhau ở cổ phẫu thuật xương cánh tay (surgical neck of humerus bone).
2. Động mạch cánh tay (brachial artery):
Động mạch cánh tay là phần tiếp theo của động mạch nách từ bờ dưới cơ ngực lớn. Động mạch đi thẳng xuống khuỷu, đến dưới đường nếp khuỷu 3 cm thì chia làm 2 ngành cùng là động mạch quay (radial artery) và động mạch trụ (ulnar artery). 
Ở cánh tay, động mạch cánh tay nằm trong ống cánh tay, đến nếp khuỷu nằm trong rãnh nhị đầu trong. Các dây thần kinh của đám rối cánh tay ban đầu quây quanh động mạch, càng đi xuống càng tách xa động mạch, chỉ có thần kinh giữa (median n.) là trung thành với động mạch trong ống cánh tay.
* Các ngành bên: Động mạch cánh tay có 3 ngành bên.
- Động mạch cánh tay sâu (profunda brachii artery): Cho các nhánh sau:
Các động mạch nuôi xương cánh tay.
Nhánh delta.
Động mạch bên giữa (Median collateral artery).
Động mạch bên quay (Radial collateral artery).
- Động mạch bên trụ trên (superior ulnar collateral artery).
- Động mạch bên trụ dưới (inferior ulnar collateral artery).
3. Động mạch quay (Radial artery):
Là một trong hai nhánh cùng của động mạch cánh tay, bắt đầu từ 3 cm dưới nếp khuỷu, hướng về phía ngoài cẳng tay. Phía trước ngoài, động mạch quay bị che phủ bởi cơ cánh tay quay (brachioradialis m.), cơ tùy hành của động mạch quay. Phía trong, động mạch quay liên hệ với cơ sấp tròn (1/3 trên) và cơ gấp cổ tay quay (2/3 dưới). Ở 1/3 dưới, động mạch tựa vào mặt trước đầu dưới xương quay (nơi bắt mạch quay). Sau đó, động mạch đi vòng ra phía sau để vào bàn tay qua hõm lào. 
Động mạch quay cho các nhánh:
- Động mạch quặt ngược quay (radial recurrent artery).
- Nhánh gan cổ tay (parmal carpal branch) nối với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ.
- Nhánh mu cổ tay (dorsal carpal branch) nối với nhánh mu cổ tay của động mạch trụ.
- Nhánh gan tay nông (superficial palmar branch) góp phần vào cung gan tay nông (superficial palmar arch).
- Động mạch ngón cái chính (princeps pollicis artery).
Cuối cùng, động mạch quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay, cung gan tay sâu cho nhánh động mạch ngón cái chính và động mạch quay ngón trỏ (radialis indicis a.) để cấp máu cho 1 ngón rưỡi ngoài của bàn tay.
4. Động mạch trụ (ulnar artery):
Là một trong hai nhánh cùng của động mạch cánh tay, bắt đầu từ 3 cm dưới nếp khuỷu, đi xuống cẳng tay phía sau các cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp các ngón nông (lớp nông và lớp giữa của cơ vùng cẳng tay trước). Ở cung xơ của cơ gấp các ngón nông, động mạch bắt chéo phía sau thần kinh giữa. Động mạch đi về phía trong cẳng tay, đến chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa, động mạch nằm sau cơ gấp cổ tay trụ (cơ tùy hành của động mạch trụ) và đi cùng với thần kinh trụ.
Đến cổ tay, động mạch đi trước mạc giữ gân gấp để vào cùng bàn tay.
Động mạch trụ cho các nhánh sau:
- Động mạch quặt ngược trụ (ulnar recurrent artery), chia thành 2 nhánh trước và sau.
- Động mạch gian cốt chung (common interosseous artery): Ngắn, đi tới bờ trên màng gian cốt chia làm 2 nhánh, động mạch gian cốt trước (anterior interosseous artery) đi trước màng gian cốt cùng thần kinh gian cốt trước, cho nhánh động mạch giữa đi kèm với thần kinh giữa. Động mạch gian cốt sau (posteror interosseous artery) đi sau màng gian cốt, cho nhánh gian cốt quặt ngược góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu.
- Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay, nối với 2 nhánh cùng tên của động mạch quay.
- Nhánh gan tay sâu (deep palmar branch), góp phần vào cung động mạch gan tay sâu ở bàn tay.
Cuối cùng, động mạch trụ tận cùng bằng cung gan tay nông (superficial palmar arch) ở bàn tay, cung gan tay nông cung cấp máu cho 3 ngón rưỡi bên trong của bàn tay qua các động mạch gan ngón chung (common digital palmar a.) và động mạch gan ngón riêng (proper digital palmar a.).
5. Các vòng nối động mạch (arterial anastomosis) trên đường đi của các động mạch chi trên:
5.1. Các vòng nối ở vùng vai:
- Vòng nối quanh vai: Tiếp nối của động mạch dưới vai (ĐM nách ) với động mạch vai trên và động mạch vai sau của động mạch dưới đòn.
- Vòng nối quanh ngực: Do động mạch ngực ngoài, động mạch cùng vai ngực (ĐM nách) nối với động mạch ngực trong và động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.
- Vòng nối động mạch cánh tay: Do động mạch mũ cánh tay trước nối với động mạch mũ cánh tay sau (ĐM nách) và động mạch cánh tay sâu của động mạch cánh tay.
Hai vòng nối trên không tiếp nối với vòng nối dưới nên thắt động mạch nách giữa các động mạch mũ và động mạch dưới vai rất nguy hiểm.
5.2. Mạng mạch khớp khuỷu:
Có 2 vòng nối ở vùng khuỷu:
* Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong do các động mạch:
Động mạch bên trụ trên nối với động mạch quặt ngược trụ sau, động mạch bên trụ dưới nối với động mạch quặt ngược trụ trước.
* Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu ngoài do các động mạch:
Động mạch bên quay (ĐM cánh tay sâu) nối với động mạch quặt ngược quay (ĐM quay).
Động mạch bên giữa (ĐM cánh tay sâu) nối với động mạch quặt ngược gian cốt (ĐM trụ).

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

KINH NGHIỆM HỌC TẬP

Gốc > KINH NGHIỆM HỌC TẬP >
Cách học sơ đồ tư duy (mind map)
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.







Tony Buzan sinh năm 1942, Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.


Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình).




Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.


Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy.


Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần.




Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và đó chính là để các bạn chúng ta “Học cách học”: Chúng ta được học để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ chúng ta học cách để lĩnh hội những kiến thức đó một cách hiệu quả chưa?




Khái niệm của sơ đồ tư duy: Nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Các bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. (Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu).




Ví dụ như bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng. Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ nhật, mỗi nhánh một màu. Rồi từ mỗi thứ, bạn lại vẽ các nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như bạn định làm việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng cách nào (How)...




Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc bạn định làm trong một tuần, và cái hay của sơ đồ tư duy ở chỗ là nó giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các công việc thông thường.




Những lời khuyên khi sử dụng Sơ đồ tư duy:




Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.


Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? - Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.


Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.


Khi bạn sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.


Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của bạn sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.


Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi (dù là thi thạc sĩ, học cao học, on thi cao học đều sử dụng tốt). Sơ đồ tư duy cũng giúp các bạn và các thầy cô tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy mà các bạn có thể làm tại nhà và gửi email cho các thầy cô chấm chữa trước khi lên lớp.


Cuối cùng, nếu bạn chỉ mới đọc để biết về sơ đồ tư duy thôi thì chưa đủ. Hãy thực hành sơ đồ tư duy ngay từ hôm nay và trải nghiệm nó…


ST

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Bài học chia sẻ từ cuộc sống


Bài học chia sẻ từ cuộc sống

(Dân trí) - Đừng ôm lấy gánh nặng một mình. Hãy để niềm vui được nhân lên và nỗi buồn vợi bớt đi khi suy nghĩ lạc quan và san sẻ với những ai bạn tin tưởng nhé!
1. Con lừa và con la

Trong một chuyến đi, người chăn gia súc có một con lừa và một con la, cả hai đương nhiên đều chở đồ khỏe. Trong suốt đoạn đường ở đồng bằng, con lừa có thể thồ đồ đạc một cách dễ dàng, nhưng khi bắt đầu đến đoạn đường núi, nó cảm thấy quá sức và không thể chịu được nữa.

Con lừa khẩn khoản nhờ bạn đồng hành của mình - con la - thồ bớt một chút đồ. Việc này rất đơn giản, nhưng con la không thèm để ý đến lời nài xin đó. Con lừa ngã quỵ mà chết chẳng bao lâu sau đó.

Giữa nơi xa lạ, hoang vu, người chăn gia súc đành chất tất cả đồ đạc mà con lừa mang lên mình con la. Nó rên rỉ bên dưới đống đồ to, nặng: “Mình đang bị đối xử như chính cách mình đã làm. Giá mình chịu giúp lừa một chút thôi, thì giờ đã không phải mang lấy tất cả gánh nặng này”.

2. Chiếc hộp màu đen và chiếc hộp màu vàng

Chúa trời cho tôi hai chiếc hộp, một đen một vàng, bảo tôi giữ lấy chúng. Ngài dặn: “Hãy đặt tất cả nỗi buồn của con vào hộp màu đen và tất cả niềm vui vào cái màu vàng”. Tôi lưu ý mỗi lời chúa dạy và đặt niềm vui, nỗi buồn của mình vào trong hai chiếc hộp.

Nhưng chiếc hộp màu vàng thì ngày càng nặng hơn, còn chiếc hộp màu đên thì vẫn nhẹ như ban đầu.

Vốn tính tò mò, tôi mở chiếc hộp màu đen ra xem và phát hiện dưới đáy hộp có một lỗ hổng lớn, từ đó nỗi buồn rơi đi hết. Tôi chỉ cho Chúa xem cái lỗ và trầm ngâm: “Con tự hỏi nỗi buồn của con đã biến đi đâu...”.

Ngài cười nhân từ “chúng đều ở chỗ ta”.

Tôi hỏi: “Sao ngài lại cho con một chiếc hộp vàng với một chiếc hộp đen có lỗ hổng ạ?”.

- “Chiếc hộp màu vàng là để con chất đầy những niềm vui, còn chiếc màu đen là để con quẳng nỗi buồn đi”.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

MRI KHỚP VAI

MRI KHỚP VAI
                                                Bs.Lê Văn Phước, Bs.Phạm Ngọc Hoa
  
Khớp vai là khớp quan trọng trong họat động. Khả năng chuyển động khớp vai lớn hơn các khớp khác. Tuy nhiên, khớp không vững chắc so với các khớp khác do bề mặt của ổ chảo nhỏ và nông so với chỏm xương cánh tay. Khớp vai liên quan nhiều cấu trúc xương và phần mềm quanh khớp. Các thay đổi giải phẫu hay bệnh lý các cấu trúc này ảnh hưởng vận động khớp. MRI đánh giá tốt nhiều quá trình bệnh lý ở khớp vai.

Kỹ thuật
Trên MRI, thường khảo sát khớp vai với các mặt cắt hướng trán-chếch song song với trục dọc khớp, hướng đứng dọc-chếch vuông góc với trục dọc khớp và hướng ngang. Thường khảo sát chuỗi xung SE, GRE hoặc FSE kèm xóa mỡ. Khảo sát có Gd trong trường hợp đánh giá các bệnh lý viêm nhiễm, u, sau mổ..

Giải phẫu-hình ảnh
Khớp vai nối giữa ổ chảo xương bả vai vào chỏm xương cánh tay. Ổ chảo là hõm nông, nhỏ hơn so với đầu xương cánh tay. Quanh ổ chảo có sụn viền. Bao khớp bao quanh ổ chảo phía trên và đầu trên xương cánh tay phía dưới. Dây chằng quạ cánh tay từ mỏm quạ đến củ lớn và củ nhỏ đầu trên xương cánh tay. Các dây chằng ổ chảo cánh tay là các phần dày lên của bao khớp bao gồm dây chằng trên, giữa và dưới. Các cơ liên quan vùng khớp vai gồm: cơ dưới vai, cơ tròn lớn, cơ lưng rộng, cơ ngực lớn, cơ quạ cánh tay..(phía trước), cơ trên gai, dưới gai, tròn bé (phía sau), cơ denta (phía ngòai). Các cơ trên gai, dưới gai, tròn bé, dưới vai tạo thành các cơ xoay chỏm.  




























































Bệnh lý 

1-Hội chứng chèn ép ở khớp vai 
Hội chứng đặc trưng bởi các dấu hiệu và triệu chứng do hẹp khoảng giữa cung mỏm quạ-cùng vai ở trên và vùng chỏm xương cánh tay ở dưới. Trong khoảng này có đầu dài cơ nhị đầu, dây chằng quạ cánh tay, các gân bao gân quay. Nguyên nhân chèn ép có thể do xương (gai xương) hay phần mềm (nang, dày dây chằng..). Đánh giá hình ảnh hội chứng này bao gồm, đánh giá hình thái của mỏm cùng vai, dây chằng quạ-mỏm cùng vai, tình trạng bao gân quay. Hình dạng của mỏm cùng vai đánh giá tốt trên hình chếch theo hướng đứng dọc. Gai xương mỏm cùng vai, dày bao khớp cùng-đòn, dày dây chằng quạ-mỏm cùng vai là các dấu hiệu có thể thấy trong hội chứng này.


Hội chứng chèn ép khớp vai. Thóai hóa khớp cùng đòn, gây hẹp chỗ ra cơ trên gai (s)



2-Rách bao gân quay
Các cơ tạo nên bao gân quay gồm: cơ trên gai, dưới gai, tròn bé, dưới vai. Các cơ bao gân quay chịu trách nhiệm 50% cử động dạng và 80% cử động xoay ngoài. Bệnh nguyên chủ yếu là do chèn ép đến các cơ bao gân quay giữa cung mỏm quạ-cùng vai và đầu xương cánh tay. Điều này có thể do thiếu máu, chấn thương cấp hoặc mãn, hoặc họat động nghề nghiệp.
Cả hai hướng chếch song song và vuông góc với với trục dọc xương bả vai hay được sử dụng trong đánh giá các tổn thương bao gân quay. Bình thường các gân cơ có tín hiệu thấp. Khi có bất thường, tín hiệu tăng. Cần lưu ý, bất thường tăng tín hiệu các gân đặc biệt gân cơ trên gai đôi lúc không do tổn thương thực sự như do xảo ảnh (hướng gân, hiệu ứng từng phần), thóai hóa..
Rách gân cơ hòan tòan trên MRI biểu hiện hình khuyết ở gân cơ từ bờ bao khớp đến bờ bao họat dịch. Hoặc hình ảnh co ngắn chổ nối giữa gân cơ hay teo cơ. Dấu hiệu gián tiếp của rách gân cơ hòan tòan là dịch bao họat dịch dưới cơ denta, khớp vai.
Rách từng phần các gân cơ vùng chóp xoay khó phát hiện hơn. Có thể liên quan phía mặt khớp hay mặt bao họat dịch của gân. Biểu hiện là hình ảnh tăng tín hiệu một phần gân cơ vuông góc trục dài của gân. Rách từng phần có thể kết hợp các thay đổi hình thái của gân mà không bất thường tín hiệu.


                                                                                     
Rách bao gân quay. Rách không hòan tòan nơi







bám trên bề mặt khớp (B) và rách hòan tòan gân cơ trên gai (A)



B






3-Khớp vai không vững
Sự bền vững khớp vai do sự vẹn tòan bao khớp, sụn viền, mô mềm quanh khớp và các cấu trúc xương. Khớp vai không vững do bất thường các thành phần trên.
Bao khớp
Bao khớp vai tùy vị trí bám vào ổ chảo xương bả vai được chia làm 3 lọai: bám trên bờ sụn viền (lọai I), phía trong bờ sụn viền (lọai II) và phía trong, trên 1cm từ bờ sụn viền (lọai III). Bao khớp lọai III dễ bị bán trật khớp ra trước.
Rách sụn viền
Bình thường sụn viền có tín hiệu thấp trên các chuỗi xung. Bất thường tăng tín hiệu trên T1W, T2W liên quan bề mặt sụn viền được xem như rách sụn viền. Rách sụn viền chia làm 6 vùng (trên, trước trên, trước dưới, dưới, sau dưới, sau trên). Rách sụn viền có thể dạng rách vành sụn, quai xách, rách sụn viền trên trước-sau (SLAP).

Bong tách sụn viền Bong sụn viền phía trước

4-Viêm nhiễm gân cơ
Thường liên quan đến các thay đổi thiếu máu, thóai hóa hơn là viêm nhiễm. Hình ảnh bao gồm tăng tín hiệu bên trong gân có thể kèm theo thay đổi hình thái gân hay không, lớp mỡ quanh bao họat dịch còn bình thường. Trên T2W thường ít tăng. Thường tăng tín hiệu trong bệnh lý viêm nhiễm gân cơ ít mạnh, rõ như trong rách gân. Khó phân biệt thay đổi thóai hóa hay viêm nhiễm thật sự trên MRI.

5-Viêm gân vôi hóa
Do lắng tụ hydroxyapatite trong gân các cơ vùng khớp gai, thường gặp ở gân cơ trên gai. Vùng ngấm vôi giảm tín hiệu trên MRI. Giai đọan chưa biểu hiện lâm sàng ngấm vôi thường giới hạn trong gân. Khi kích thước vùng ngấm vôi tăng, túi họat dịch dưới mỏm cùng bị đẩy cao, có thể kèm vở túi họat dịch…gây triệu chứng. Viêm dính quanh bao khớp và viêm dính túi họat dịch là biến chứng của ngấm vôi ở các gân.

6-Viêm nhiễm khớp
Nhiều bệnh lý viêm nhiễm ảnh hưởng lên xương, khớp vai, bao họat dịch. MRI có thể cho thấy tăng lượng dịch trong khớp, bao họat dịch; các vùng giảm tín  hiệu trong bao khớp do các cấu trúc xơ, nang bao khớp. Sau tiêm Gd, có thể thấy hình ảnh tăng quang màng bao khớp.
Thóai hóa khớp: bao gồm hẹp khe khớp, gai xương, nang dưới sụn, bất thường phần mềm quanh khớp (các cơ xoay chỏm).
Thấp khớp: hẹp khe khớp đồng nhất và đối xứng hơn, không gai xương. Có hủy ở bờ sụn khớp. 
Viêm khớp vi trùng: có thể kết hợp tràn dịch khớp, lắng tụ các chất ứ đọng. Các thay đổi viêm nhiễm xương-tủy xương và phần mềm quanh khớp.
Viêm bao khớp dày dính là hội chứng lâm sàng với đau, hạn chế vận động khớp do dày, co hẹp bao khớp và bao họat dịch. Hình ảnh là sự dày bao khớp, bao họat dịch; giảm thể tích dịch khớp, bao họat dịch.  

7-Bệnh lý thần kinh do chèn ép
Hội chứng chèn ép thần kinh có thể liên quan thần kinh nách và các nhánh khi đi qua khuyết vai hoặc giữa cơ tròn lớn và bé. Tùy theo vị trí đọan thần kinh bị chèn ép, các cơ tổn thương khác nhau. Thường do nang dịch. Hình ảnh MRI là khối tụ dịch thông với khớp, kèm teo cơ và rách các cơ xoay chỏm.


Chèn ép thần kinh Nang cạnh sụn viền (mũi tên lớn) thông với chỗ rách sụn (mũi tên nhỏ). Bất thường phù nề cơ dưới vai (mũi tên cong) do thần kinh đến cơ bị chèn ép.
Chèn ép thần kinh Nang cạnh sụn viền (mũi tên lớn) thông với chỗ rách sụn (mũi tên nhỏ). Bất thường phù nề cơ dưới vai (mũi tên cong) do thần kinh đến cơ bị chèn ép.

8-Bất thường gân cơ nhị đầu
Bất thường gân cơ nhị đầu bao gồm: viêm bao họat dịch gân, đứt gân, trật hoặc bán trật… Viêm bao họat dịch gân cơ nhị đầu thường do quá trình thóai hóa, với các thay đổi viêm nhiễm ở vùng rãnh nhị đầu. Dấu hiệu hình ảnh là sự tăng lượng dịch trong bao họat dịch, tăng tín hiệu bên trong gân và dày gân.
Bán trật gân cơ nhị đầu xảy ra khi gân cơ mất các cấu trúc giữ gân trong rãnh nhị đầu (dây chằng ngang..). Gân cơ bị trật nằm phía trong rãnh nhị đầu. Các dấu hiệu khác: rãnh nhị đầu không sâu, rách dây chằng mỏm cùng cánh tay, dây chằng dưới vai và trên gai.
Rách gân cơ thường cho hình ảnh mất liên tục, không thấy gân cơ trên hình ảnh cắt ngang hay đứng dọc. 
   
9-Tổn thương khớp cùng đòn
Tổn thương khớp cùng đòn chia 3 lọai.
Lọai 1: dãn, rách không hòan tòan bao khớp. Thường có rộng khe khớp 1-1.5cm, rộng khoảng quạ-đòn 25-50%. 
Lọai II: rách hòan tòan bao khớp, nhưng dây chằng quạ-đòn bình thường. Thường có rộng khe khớp trên 1.5cm, khoảng quạ-đòn trên 50%. 
Lọai III tổn thương cả bao khớp và dây chằng quạ-đòn.
10-Họai tử vô khuẩn chỏm xương cánh tay
Thường gặp bối cảnh lâm sàng chấn thương, dùng steroid, hồng cầu liềm, rượu. Có thể thấy các hình ảnh thay đổi vùng tủy xương ở chỏm, lún sụn khớp, lún xương, mất liên tục sụn khớp; xẹp, biến dạng chỏm xương. Đánh giá giai đọan giống như  phân lọai Ficat ở họai tử chỏm xương đùi.

11-U
Nhiều u xương lành hay ác có thể gặp ở khớp vai như u xương tạo xương, sarcoma. Các u phần mềm có thể gặp là u sợi, u mỡ, u mạch máu, u mỡ và các sarcoma…MRI giúp đánh giá vị trí, liên quan, giai đọan tổn thương. 

12-Chấn thương xương
Vỡ xương khớp vai đánh giá tốt trên X quang, CT. Một số trường hợp khó, MRI giúp chẩn đóan. MRI giúp đánh giá các liên quan khớp, phần mềm trong chấn thương.

Kết luận
MRI rất có giá trị trong đánh giá các bệnh lý khớp vai, đặc biệt các bệnh lý liên quan dây chằng, sụn khớp như hội chứng rách bao gân xoay, viêm gân cơ, đánh giá xâm lấn u..

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Một số dấu hiệu của chẩn đoán hình ảnh


TS BS Lâm Khánh-Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bệnh Viện TƯQĐ 108
1. Dấu hiệu Núi Phú Sĩ
Mô tả
Dấu hiệu Núi Phú Sĩ là hình ảnh có thể thấy được trên phim cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não, do có sự tích tụ khí, tỷ trọng thấp ở dưới màng cứng vùng trán cả hai bên, đè ép nhu mô não và đồng thời phân tách nhu mô hai thùy trán. Thùy trán xẹp đi, rãnh liên bán cầu giữa đỉnh của hai thùy trán rộng ra, tạo nên hình ảnh Núi Phú Sĩ.
Hình 1. Núi Phú Sĩ (Nhật Bản) quanh năm có tuyết bao phủ.
Hình 2. Hình ảnh CLVT sọ não ở mặt cắt ngang, không tiêm thuốc cản quang cho thấy các khoảng sáng dưới màng cứng hai bên đè ép nhu mô thùy trán (dấu sao).
Hình 3. Lát cắt liên tiếp với lát cắt trên hình 2 cho thấy: Rãnh liên bán cầu giữa đỉnh của hai thùy trán rộng ra. Mặt trong của thùy trán mỗi bên được đánh dấu bằng mũi tên.
Giải thích hình ảnh
Sự tích tụ khí trong sọ gây ra bởi khí thâm nhập vào trong hộp sọ, nguyên nhân do vỡ nền sọ hay hộp sọ, do can thiệp điều trị hay không do can thiệp (chấn thương). Nói một cách cụ thể là không khí vào khoang dưới màng cứng qua một khe nứt ở nền sọ hay hộp sọ và đường ra của không khí bị tắc nghẽn, tạo nên cơ chế van, áp lực không khí trong khoang dưới màng cứng tăng lên gây ra hiệu ứng khối. Một cơ chế nữa gặp trong phẫu thuật hố sọ sau trong tư thế ngồi và dùng nitrous oxide (N2O) làm thuốc gây mê. N2O khuyếch tán vào các khoang chứa khí và làm tăng thể tích khí. Cơ chế này tuy đã được thừa nhận nhưng vẫn còn một số điểm chưa thống nhất. Cho dù là cơ chế nào thì sự tăng áp lực nội sọ dẫn đến hiệu ứng khối ngoài trục vẫn tồn tại và hậu quả là đè ép nhu mô thùy trán. Sự có mặt của không khí giữa đỉnh của hai thùy trán cho thấy áp lực không khí lớn hơn sức căng bề mặt của dịch não tủy giữa hai thùy trán.
Bàn luận
Dấu hiệu Núi Phú Sĩ trên hình ảnh CLVT sọ não giúp phân biệt có tăng áp nội sọ do khí hay không. Tăng áp nội sọ do khí xuất hiện chủ yếu sau phẫu thuật giải thoát ổ máu tụ dưới màng cứng. Tỷ lệ tăng áp nội sọ do khí sau phẫu thuật được thông báo trong khoảng từ 2,5 đến 16%. Tăng áp nội sọ do khí cũng có thể xuất hiện sau phẫu thuật nền sọ, phẫu thuật xoang cạnh mũi, phẫu thuật hố sọ sau trong tư thế ngồi hay chấn thương vùng đầu. Để xác định chẩn đoán, hình ảnh chụp CLVT cần được đối chiếu với các triệu chứng lâm sàng, thông thường là có xu hướng ngày một xấu đi. Tăng áp nội sọ do khí đã được mô tả trong các tài liệu trước đây. Vào đầu những năm 80, có một nghiên cứu cho rằng hiệu ứng khối của tăng áp nội sọ do khí xuất hiện khi thể tích không khí đạt 65 ml. Tuy nhiên quan điểm này ít có ý nghĩa thực tế do việc xác định thể tích khí trên CLVT không dễ dàng. Thêm vào đó một số tác giả khác khẳng định, không có sự khác nhau đáng kể về thể tích khí giữa bệnh nhân có tăng áp nội sọ do khí và bệnh nhân không có tăng áp nội sọ do khí. "Dấu hiệu đỉnh" được mô tả là do không khí tích tụ dưới màng cứng đè ép thùy trán hai bên, nhưng không có sự phân tách đặc trưng của hai thùy trán. Nếu có dấu hiệu này chúng ta cũng liên tưởng tới có tăng áp nội sọ do khí. Ishiwata và cộng sự (1988) đã mô tả sự xuất hiện dấu hiệu Núi Phú Sĩ ở bốn trong năm bệnh nhân có tăng áp nội sọ do khí, được khẳng định bằng phẫu thuật. Dấu hiệu Núi Phú Sĩ không xuất hiện ở bệnh nhân không có tăng áp nội sọ do khí. Tuy nhiên, các tác giả này lại thông báo, “Dấu hiệu đỉnh” thấy ở các bệnh nhân không có tăng áp nội sọ do khí nhưng không thấy ở những bệnh nhân có tăng áp nội sọ do khí. Một khi các dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh được xác định thì biện pháp điều trị là ngay lập tức giải chèn ép cấp cứu, làm giảm áp lực lên nhu mô não. Các biện pháp điều trị tăng áp nội sọ do khí bao gồm khoan lỗ hộp sọ, mở hộp sọ, cắm kim làm giảm áp, đặt dẫn lưu não thất, dùng oxi 100% và đóng lỗ khuyết màng cứng. Cần theo dõi cẩn thận khi biểu hiện lâm sàng xấu đi và định kỳ chụp CLVT sọ não. Ở những bệnh nhân được điều trị, hy vọng có thể giải thoát toàn bộ khí dưới màng cứng.
Tóm lại, dấu hiệu Núi Phú Sỹ trên hình ảnh CLVT sọ não của các bệnh nhân chấn thương hay sau phẫu thuật là một phát hiện quan trọng của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, có ý nghĩa lâm sàng quan trọng, quyết định phương hướng cũng như kết quả điều trị.

2.Dấu hiệu đuôi màng cứng

Mô tả

Trên hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) có tiêm thuốc đối quang, đuôi màng cứng là phần dày lên của màng cứng, ngấm thuốc đối quang, trông giống như cái đuôi đi ra từ khối u.
Hình 4. Ảnh T1W/SE não trên mặt phẳng đứng ngang (coronal), có tiêm đối quang từ qua đường tĩnh mạch cho thấy đuôi màng cứng (mũi tên chỉ) thò ra từ một khối u màng não điển hình (đầu mũi tên).
Hình 5. Ảnh T1W/SE cột sống ngực trên mặt phẳng đứng dọc (sagittal) cho thấy một đuôi màng cứng khá lớn (mũi tên chỉ) thò ra từ u màng cứng của tủy sống.   


Giải thích hình ảnh
Cho đến nay vẫn chưa hiểu hết cơ chế sinh lý bệnh vì sao đuôi màng cứng lại liên quan đến u màng não. Trước đây người ta cho rằng, đuôi màng cứng xuất hiện là do sự xâm lấn trực tiếp của khối u, thế nhưng gần đây nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh, khối u ít hoặc không xâm lấn. Theo họ thì đuôi màng cứng xuất hiện do những biến đổi mang tính chất phản ứng của màng cứng đối với khối u biểu mô, biến đổi này nằm cạnh nhưng không nhất thiết tiếp giáp với u. U màng não thuộc loại u tăng sinh mạch, thường gây ra những biến đổi phản ứng của tổ chức xung quanh như dày xương hay phồng giộp xoang. Tóm lại, cả hai cơ chế (sự xâm lấn của u và phản ứng tăng sinh mạch) có thể góp phần tạo nên đuôi màng cứng.
Bàn luận
U màng não được mô tả trên lâm sàng từ rất sớm, vào năm 1614. Thế nhưng ở thời điểm đó chẩn đoán chỉ có thể được khẳng định sau khi bệnh nhân chết. Năm 1902, bác sĩ George E. Pfahler dùng X-quang để chẩn đoán u màng não cho một bệnh nhân còn sống. Pfahler mô tả bóng khối u trên phim X-quang thường qui. Năm 1989, Wilms và cộng sự đã mô tả đuôi màng cứng của u màng não trên hình ảnh CHT.
Các tài liệu đã công bố chưa thống nhất với nhau về vai trò của đuôi màng cứng trong u màng não. Một số khối u ngoài trục (ví dụ như u tế bào Schwan của cơ quan tiền đình) khó phân biệt với u màng não, chẩn đoán chính xác cần phải dựa vào một dấu hiệu nhạy và đặc hiệu. Goldsher và cộng sự (1990) đã công bố 30 trường hợp u màng não, trong đó 60% có đuôi. Các tác giả đã đề ra ba tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh để khẳng định đuôi màng cứng, đó là:
1.        Đuôi phải thấy được trên hai lát cắt liên tiếp, ngang qua khối u.
2.        Đuôi phải xuất phát từ khối u và có hình vuốt nhọn.
3.        Đuôi phải ngấm thuốc đối quang, mạnh hơn cả u.
Với các tiêu chuẩn khắt khe như vậy, không bệnh nhân nào thuộc nhóm chứng (không phải u màng não, kể cả u ngoài trục lẫn u nông) đạt được tiêu chuẩn có đuôi màng cứng. Chính vì vậy, Goldsher và cộng sự đã kết luận đuôi màng cứng là dấu hiệu rất đặc hiệu của u màng não”.
Trên thực tế, chỉ một số ít nghiên cứu ủng hộ quan điểm, thấy đuôi màng cứng là gợi ý ngay đến u màng não (60-72% u màng não có đuôi). Lý do là hiện nay nhiều trường hợp đã thông báo, đuôi màng cứng thấy cả ở những khối u (hoặc các quá trình gây u) không phải của màng não, ví dụ như: Chloroma, lymphoma nguyên phát của hệ thống thần kinh trung ương, sarcoidosis, u tế bào Schwan của cơ quan tiền đình, u di căn, giang mai giai đoạn cuối và u nhú ác tính của tai giữa.
Chưa có tài liệu nào giải thích rõ, tại sao loại u này tạo ra đuôi màng cứng trong khi loại u khác thì không. Riêng trường hợp u màng não, một số tác giả nói đến sự xâm lấn của u, một số khác lại cho đuôi màng cứng liên quan đến phản ứng tăng sinh mạch máu. Hai cách giải thích phổ biến này (xâm lấn và phản ứng viêm) cũng thấy cả trong đa số u không phải từ màng não. Cho dù giải thích thế nào đi chăng nữa, dấu hiệu đuôi màng cứng vẫn giúp ta nghĩ tới u màng não trước tiên.
3.Dấu hiệu chữ S ngược
Mô tả
Dấu hiệu chữ S ngược là hình ảnh thấy được cả trên phim X-quang phổi thẳng và chụp CLVT lồng ngực, trong đó rãnh liên thùy nhỏ liền với thùy trên phổi phải bị xẹp, tiếp nối với hình lồi ở vùng rốn phổi tạo nên hình ảnh “Chữ S ngược”. Trên phim X-quang thường qui phổi thẳng, phần gần rốn phổi và phần giữa của rãnh liên thùy nhỏ lồi xuống dưới, phần xa của rãnh lõm xuống dưới (hình 6). Trên phim CLVT thấy một khối lồi, nằm tiếp nối với đường ranh giới của thùy phổi xẹp (hình 7). Dấu hiệu chữ S ngược đặc trưng cho xẹp thùy trên phổi phải, thế nhưng nó cũng có thể thấy khi xẹp các thùy phổi khác và thấy rõ trên phim phổi nghiêng.

Hình 6. Hình ảnh X-quang thường qui phổi thẳng cho thấy dấu hiệu chữ S ngược. Chú ý phần lồi là hình của khối u (đầu mũi tên) và phần lõm của rãnh liên thùy nhỏ (mũi tên).
Hình 7. Hình ảnh CLVT cắt ngang có tiêm thuốc cản quang cho thấy hình lồi (mũi tên) tiếp nối với hình xẹp thùy trên phổi phải.

Giải thích hình ảnh
Thùy trên phổi phải nằm ở phía trước rãnh liên thùy lớn, có đường ranh giới phía dưới là rãnh liên thùy nhỏ và phía sau là rãnh liên thùy lớn. Thùy phổi này được bao quanh bởi thành ngực và phía trong giáp với trung thất. Khi thùy trên phổi phải mất thể tích (xẹp), những biến đổi giải phẫu xuất hiện bao gồm sự di chuyển của rãnh liên thùy, sự biến đổi của các cấu trúc tại chỗ và tăng cản tia của phổi, mức độ biến đổi phụ thuộc vào mức độ mất thể tích. Trong quá trình xẹp thùy trên phổi phải, các rãnh liên thùy nhỏ và lớn di chuyển lên trên và vào trong, hướng về phía trung thất, đồng thời có sự giãn bù trừ của thùy giữa và thùy dưới. Kết quả cho thấy, trên phim X-quang phổi thẳng thấy hình lõm xuống dưới của rãnh liên thùy nhỏ và hình tam giác cản tia của thùy phổi xẹp, trong đó đỉnh thùy phổi nằm ở vùng rốn đã bị kéo lên cao, phần đáy rộng của thùy phổi nằm đối diện với thành ngực. Nếu xẹp thùy trên phổi phải nặng, rãnh liên thùy nhỏ có thể nằm song song với trung thất tạo nên cảm giác trung thất rộng hoặc bị đè ép lên trên trông giống như hình chiếc mũ ở đỉnh phổi.
Dấu hiệu chữ S ngược có thể thấy trên phim X-quang phổi thẳng khi thùy trên phổi phải xẹp và có một khối trung tâm đủ lớn để tạo thành hình lồi xuống dưới ở vùng rốn phổi và phần giữa của rãnh liên thùy nhỏ. Trên hình ảnh CLVT, khối cũng có thể tạo thành hình lồi tiếp nối với rãnh liên thùy, tạo nên hình chữ S.
Bàn luận
Dấu hiệu chữ S ngược xuất hiện do có một khối phát triển ở trung tâm, cần phải nghi là một khối ung thư, ví dụ như ung thư phế quản nguyên phát. Ung thư phế quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư, trên cả nam và nữ. Theo dự đoán trong năm 2002, có 1.284.900 ca mới xuất hiện. 80% ung thư phổi là carcinoma phổi loại tế bào không nhỏ, bao gồm adenocarcinoma, carcinoma tế bào vảy và carcinoma tế bào lớn. Carcinoma phổi tế bào nhỏ là ác tính nhất và tiên lượng xấu nhất. Các khối u trung tâm khác bao gồm di căn, u trung thất nguyên phát hoặc hạch bạch huyết rốn phổi. Tuy nhiên, đôi khi xẹp thùy trên và không có khối cũng có thể tạo nên dấu hiệu chữ S ngược.
Mặc dù ung thư phế quản không thể chẩn đoán chắc chắn dựa vào dấu hiệu X-quang này, thế nhưng dấu hiệu chữ S ngược báo hiệu cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cân nhắc chẩn đoán.

Tài liệu tham khảo
1. Ishiwata Y, Fujitsu K, Sekino T (1988) Subdural tension pneumocephalus following surgery for chronic subdural hematoma. J Neurosurg 68: 58-61.
2. Bremer AM, Nguyen TQ (1982) Tension pneumocephalus after surgical treatment of chronic subdural hematoma: report of three cases. Neurosurgery 11: 284-287.
3. Wilms G, Lammens M, Marchal G (1989) Thickening of dura surrounding meningiomas: MR features. J Comput Assist Tomogr 13: 763-768.
4. Goldsher D, Litt AW, Pinto RS, Bannon KR, Kricheff II (1990) Dural “tail” associated with meningiomas on Gd-DTPA-enhanced MR images: characteristics, differential diagnostic value, and possible implications for treatment. Radiology 176: 447-450.
5. Golden R (1925) The effect of bronchostenosis upon the roentgen ray shadow in carcinoma of the bronchus. AJR Am J Roentgenol 13: 21.
6. Reinig JW, Ross P (1984) Computed tomography appearance of Golden’s “S” sign. J Comput Tomogr 8: 219-223.