Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Người mẹ của cô bé “nhất định học ở Havard”

(Phunutoday) - Bà Lưu Vệ Hoa, mẹ của cô gái nổi tiếng Lưu Diệc Đình - người được 4 trường đại học hàng đầu thế giới chào đón - đã nhận được hàng nghìn cuộc điện thoại và hàng vạn bức thư hỏi về cách thức nuôi dạy con thành tài. Không thể trả lời hết các câu hỏi và những bức thư, bà Lưu Vệ Hoa đã cùng chồng là Trương Hân Vũ viết cuốn sách “Em nhất định sẽ học ở Harvard”, tái bản 32 lần chỉ trong vòng 1 năm sau khi ra đời.

Người mẹ kiên dịnh dạy con toàn tài

Lưu Diệc Đình
Lưu Diệc Đình
Lưu Vệ Hoa và chồng đã quyết định viết chung cuốn sách về con đường tư duy mới trong cách nuôi dạy con của họ thông qua quá trình trưởng thành của cô con gái giỏi giang Lưu Diệc Đình. Con đường mới ấy là “bắt đầu từ mốc 0 tuổi, bồi dưỡng toàn diện có thể phát triển và duy trì toàn bộ các tố chất”. Đứa con duy nhất của bà chính là đối tượng của con đường tư duy ấy, toàn bộ nội dung cuốn sách là đường đi nước bước tỉ mỉ cách mà bà đã dạy con thành tài, như một báo cáo thực nghiệm, ghi lại quá trình tiến hành “cá tính hóa” việc dạy con.
 
Với Lưu Vệ Hoa, mỗi đứa trẻ có một cách dạy dỗ khác nhau, tùy theo tính cách, đặc điểm của giáo dục tố chất là cá tính hóa sự bồi dưỡng, chứ không phải là một lưỡi dao, cứ thế đẽo gọt.
 
Quan điểm cơ bản của bà mẹ ấy là “giúp con thực hiện cái Tôi một cách đầy đủ nhất”, chứ không phải “thực hiện giấc mơ của cha mẹ thông qua con cái”. Đơn giản bởi vì xét cho cùng, đường đời của con chỉ có thể do con tự lựa chọn, cái mà cha mẹ có thể làm chủ yếu là bồi đắp thực lực và năng lực tự lựa chọn cho con. Bà chưa bao giờ ép con phải đạt được cái này cái kia, thi đỗ vào trường này trường nọ, bởi con trẻ và xã hội đều đang ở trong quá trình phát triển, tương lai có rất nhiều sự đổi khác, chỉ cần định hướng đúng, không từ bỏ con đường đã chọn là được.
 
Tốt nghiệp trung học, Diệc Đình lập tức sang Mỹ du học hoàn toàn là một việc ngoài dự liệu. Trước năm cô bé 17 tuổi, vợ chồng bà chưa từng nghĩ sẽ cho Diệc Đình đi du học. Họ chỉ kiên trì yêu cầu con làm tốt từng việc mà mình phải làm.
 
Bà Lưu Vệ Hoa khẳng định, Lưu Diệc Đình không phải là thiên tài, nhưng ngay từ nhỏ đã biết định hướng tương lai nhất định sẽ “hưởng thụ sự giáo dục tốt nhất, làm một con người ưu tú, làm giàu cho xã hội”. Theo bà Hoa, bất kể là ai, chỉ cần theo con đường đó đều sẽ có kết quả tốt, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Kế hoạch và hành động đều quan trọng như nhau

Bà Lưu Vệ Hoa và người con gái tài giỏi Lưu Diệc Đình
Bà Lưu Vệ Hoa bên người con gái tài giỏi Lưu Diệc Đình
Trong cuốn sách, người đọc có thể nhận thấy người mẹ quản lý con rất nghiêm khắc, thế nhưng khi hỏi Diệc Đình về cảm giác khi bị quản lý như thế, cô gái nói không hề cảm thấy sự nghiêm khắc, cũng không thấy áp lực hay khó chịu gì từ sự nghiêm khắc mà mọi người nhận thấy cả.
 
Theo bà mẹ, đơn giản, đó là do bà đã luyện cho con quen mà thành tự nhiên. Việc dạy con không thể nào là chuyện một sớm một chiều. Giáo dục, là một quá trình từ không đến có, từ mâu thuẫn đến phát triển. Nói tới giáo dục, mọi người dễ dàng nghĩ tới từ “thuyết giáo”, song trên thực tế, đầu tiên, giáo dục cần phải là sự dạy dỗ đầy niềm vui và đầy động lực, tức là lợi dụng cơ chế hình thành niềm vui để giáo dục con. Quá trình đó bao gồm việc chơi cùng con, học cùng con, lớn lên cùng con.
 
Sự tiến bộ cùng nhau cần có một môi trường lành mạnh, tốt đẹp. Ở nhà bà Lưu Vệ Hoa, đọc sách là sở thích của mọi người. Cha mẹ làm gương cho con, tấm gương đó sẽ dần dần thẩm thấu vào đứa trẻ và hình thành thói quen cho nó. Lưu Diệc Đình rất hào hứng với việc học tập. Học được tri thức mới, với cô bé, là nhu cầu hệt như cơm ăn nước uống hàng ngày.
 
Bởi vậy, cô bé không bao giờ có cảm giác mệt nhọc khi học hành. Song làm sao để giữ được nhiệt tình học tập dồi dào mà không bị chán nản? Bà Hoa chia sẻ: Hãy để cho con liên tục được hưởng niềm vui của thành công. Cảm giác thành công của trẻ đến từ thái độ khuyến khích, tán dương của người lớn, và thành công thực sự không tách rời phương pháp và kỹ năng học tập hiệu quả. Ngoài ra, học cách lập kế hoạch là cực kỳ quan trọng.
 
Ở một trình độ nào đó, một người thành công hay không liên quan mật thiết tới việc lên kế hoạch cuộc đời và thực hiện kế hoạch đó như thế nào. Hành động và kế hoạch đều quan trọng như nhau. Lưu Diệc Đình dù có rơi vào hoàn cảnh nào, cô bé cũng đầy đủ kỹ năng để thay đổi trạng thái và tự điều chỉnh để kịp thời thích nghi, xác định rõ mục tiêu của mình, nhanh chóng thích ứng cuộc sống tại đó, đơn giản bởi cô bé có năng lực lập kế hoạch và thực hiện những gì mình đã vạch ra. Tại Havard, những việc tuần này của Diệc Đình đều đã được định trước và sắp xếp từ tuần trước cả.

Ký ức đơn thân của bà mẹ và chuyện dạy con gái xinh đẹp tự vệ


Từng là một bà mẹ đơn thân, bà Lưu Vệ Hoa có những trải nghiệm đặc biệt của người phụ nữ nuôi con một mình. Bà phản đối việc cho rằng, những gia đình cha mẹ đơn thân sẽ ít quan tâm tới dạy dỗ con hơn, cái gì mà hai người cho con được thì một người cũng cho con được. Rất nhiều gia đình có cha mẹ đi công tác dài ngày hoặc cha mẹ là quân nhân.
 
Gia đình đơn thân, trên thực tế, không khác về bản chất so với những gia đình đó. Bởi vậy, điều tiên quyết là cha mẹ đơn thân không nên tự quy mình vào một nhóm cá biệt, mà hãy xóa bỏ những mặc cảm và đặc tính của gia đình đơn thân, để con cái hiểu rằng mình và các bạn không có gì khác nhau cả. Thầy cô giáo cũng không phân biệt đối xử với con nhà có cha hoặc mẹ đơn thân, để ý quá tới việc này sẽ khiến con có tâm lý tự ti. Cô giáo của Lưu Diệc Đình cũng không biết rằng cô bé từng chỉ có một mình mẹ suốt thời kỳ mẫu giáo.
 
Lưu Diệc Đình không chỉ học giỏi mà còn xinh đẹp, bởi thế mà nhiều bậc cha mẹ rất tò mò về việc giáo dục con một cách toàn diện của bà Lưu Vệ Hoa. Điều đặc biệt là trong cuốn sách viết về quá trình dạy Lưu Diệc Đình, ông Trương Hân Vũ - chồng bà Lưu Vệ Hoa - lại là người viết chương “Vài điều nguy hiểm khi con gái xinh đẹp”. Ông đã dạy cho trả lời câu hỏi “hồng nhan tại sao phần nhiều là bạc mệnh?” qua những ví dụ thực tế, để Diệc Đình tự nhận thức được rằng, nhất định phải dựa vào thực lực tự thân để đứng vững trước quan niệm của xã hội.
 
Ở nhà, vợ chồng bà Lưu Vệ Hoa thường xuyên áp dụng “chiêu” lấy ví dụ thực tế. Ví dụ như, qua một bộ phim, một bài báo, một câu chuyện trên tạp chí, họ cùng con phân tích xem tại sao người này lại phạm tội và người kia lại bị hại. Thậm chí, họ còn thường giả dụ mình là người nọ người kia, hay là bạn của nhân vật nào đó thì mình sẽ làm thế nào. Thông qua những phân tích cụ thể như thế, Diệc Đình sẽ tự suy nghĩ, trao đổi, phán đoán… từ đó mà phát triển tri thức xã hội, nâng cao khả năng phán đoán và ứng biến.
 
Bà Hoa đã áp dụng cách làm này mỗi ngày để con gái dễ dàng tiếp thu và chú ý bảo vệ bản thân. Nhờ thế mà cha mẹ cũng không mất công mắng mỏ căng thẳng khi con mắc lỗi nữa. Trong lúc con học được cách tự vệ, không để mình bị tổn thương, cha mẹ cũng dạy con tránh xa tội lỗi, bởi vì không có tội nào là bẩm sinh cả. Cha mẹ có trách nhiệm cho con biết rằng xã hội và cuộc đời có những khu vực cấm, và pháp luật sẽ trừng phạt những ai xâm phạm vùng cấm đó.

Người mẹ giỏi việc nước, đảm việc nhà


Ở thành phố đông đúc và phát triển như Thâm Quyến, áp lực của người làm mẹ là rất nặng nề. Họ phải làm tốt cả công việc xã hội và làm tốt cả việc nuôi dạy con cái. Bởi vậy, không khỏi có những người mẹ lực bất tòng tâm vô cùng ngưỡng mộ bà Lưu Vệ Hoa như một tấm gương điển hình của người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
 
Năm 15 tuổi, sau thời Cách mạng Văn hóa, bà Lưu Vệ Hoa đã phải tham gia công tác. Ở tuổi học trung học mà bà không được đọc một cuốn sách nào ngoài chút tri thức khoa học đến từ cuốn sách “Một vạn câu hỏi vì sao”. Thế nhưng, trong bà luôn ắp đầy một khát khao với tri thức, bà cũng luôn trông đợi ngày mình được bước vào giảng đường đại học.
 
Năm 1983, khi đó bà đã 30 tuổi, Lưu Vệ Hoa đã thi đỗ vào lớp chuyên tu Lý luận Hý kịch của Học viện Hý kịch Thượng Hải, do thầy Dư Thu Vũ chủ nhiệm. Bà là sinh viên nữ duy nhất và cũng là người đỗ cao nhất trong kỳ thi tuyển vào lớp đó. Thế nhưng, bà đã bỏ qua cơ hội không dễ gì có được này. Lúc ấy, Lưu Diệc Đình mới 3 tuổi, ở nhà không có người trông nom, vì lý do kinh tế, bà cũng không cho con đi học mẫu giáo được.
 
Bà tự nhủ, cơ hội học hành còn rất nhiều, mình vẫn có thể chọn những cách khác. Giả sử bây giờ bỏ con đấy không trông nom thì sau này không còn cơ hội sửa chữa nữa. Về sau, bà lại thi đỗ vào Đại học Điện ảnh, học được rất nhiều kiến thức có hệ thống. Bà không hối tiếc mà ngược lại, rất hạnh phúc vì bản thân vừa được học mà vẫn được ở bên đích thân dạy dỗ con. Thực tế đã chứng minh, việc từ bỏ lớp chuyên tu của bà là sáng suốt, nếu khi đó bà bỏ con không trông dạy thì hậu quả thật khó lường.
 
Bà và ông Trương Hân Vũ đều đồng ý với nhau là khi lợi ích gia đình và sự nghiệp cá nhân nảy sinh những xung đột, thì cha mẹ phải giữ được sự rạch ròi để bảo vệ gia đình, tránh những quyết định để rồi phải hối hận.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

VIÊM RUỘT THỪA BÊN TRÁI.

Bệnh viêm ruột thừa không mang lại vinh quang cho bác sĩ, nhưng lại làm giảm uy tín. Hãy cẩn thận với viêm ruột thừa bên trái.
Trước tiêm thước cản quang.













Sau tiêm thuốc cản quang:


















Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN

Dị tật bẩm sinh- gánh nặng của gia đình và xã hội! Có thể phát hiện và can thiệp sớm nhờ vào những tiến bộ của chẩn đoán tiền sản (CĐTS ). Không chỉ giúp phát hiện những dị tật bẩm sinh, CĐTS còn giúp phát hiện 1 số khiếm khuyết thường chỉ lộ ra khi đứa trẻ đã lớn.


Hiện tại những kĩ thuật sau được sử dụng trong CĐTS.
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm máu mẹ.
  • Sinh thiết gai nhau.
SIÊU ÂM Là kĩ thuật chuẩn đoán vô hại đối với thai phụ và thai nhi. Siêu âm (SA) dùng những sóng âm để cho hình ảnh thai nhi bên trong cơ thể người mẹ. SA giúp định tuổi thai, số lượng thai, giúp phát hiện những dị tật trên cơ thể thai nhi và đánh giá sự phát triển của thai; SA có thể thực hiện vào mọi thời điểm trong hai kỳ.
Số lượng thai có thể xác định tốt nhất trong khoảng 8-12 tuần; còn 18-20 tuần là thời điểm tốt để kiểm tra sự phát triển của cơ thể thai nhi.
Hiện tại, kĩ thuật SA đã được phát triển cho phép quan sát chi tiết đến từng mạch máu của thai, cho phép đánh giá thai từ những tuần đầu tiên của thai kỳ cũng như giúp xác định chính xác 1 số dị tật.
Một kĩ thuật khác giúp nhìn được hình ảnh nổi ( 3 chiều ) của thai. Ba mẹ từ nay đã có nhìn thấy mặt đứa con tương lai khi nó chưa chào đời.
XÉT NGHIỆM MÁU MẸ
Đánh giá gián tiếp sức khoẻ cũng như khả năng mắc một số dị tật của thai biểu hiện trong máu của mẹ. Cần nhớ là xét nghiệm này chỉ đánh giá gián tiếp, do đó kết quả của xét nghiệm chỉ mang tính định hướng, không dùng để kết luận rằng có hay không có dị tật trên cơ thể thai nhi. Khi phát hiện có bất thường, thai phụ được hướng dẫn làm những xét nghiệm khác giúp đánh giá chính xác hơn tình trạng của thai.

ĐỊNH LƯỢNG Beta-hCG
Beta-hCG là một chất do nhau thai tiết ra. Beta-hCG thường dùng để chẩn đoán có thai khi trễ kinh. Trong trường hợp doạ sẩy thai hay thai ngoài dạ con Beta-hCG thường thấp hơn bình thường. Khi Beta-hCG tăng, kèm với AFP giảm giúp nghĩ nhiều đến hội chứng Down. Beta-hCG sẽ tăng rất cao trong bệnh lý của nhau thai; trong bệnh lý này Beta-hCG còn giúp theo dõi kết quả điều trị .

ĐỊNH LƯỢNG Alpha-FetoProtein(AFP)
AFP là một chất đạm từ thai đi vào máu mẹ. Thường thì AFP chỉ có trong máu mẹ rất ít, nhưng AFP gia tăng thai nhi có khả năng bị dị tật ở não hoặc tủy sống. AFP cũng có thể tăng khi thai nhi bị dị tật ở thành bụng. Ngược lại, ở những thai nhị bị rối loại thừa nhiễm sắc thể (hội chứng Down…), AFP lại thấp hơn bình thường.

Cần lưu ý rằng lượng AFP trong máu mẹ lại thay đổi theo tuổi thai, bệnh tiểu đường trong thai kỳ… xét nghiệm này có thể thực hiện khi thai trong khoảng 15-22 tuần.
ĐỊNH LƯỢNG Estriol
Estriol là một chất do tuyến thượng thận của thai tiết ra. Chất này vào máu của mẹ và được thải ra ngoài qua nước tiểu. Định lương Estriol giúp đánh giá sức khoẻ của thai, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ. Estriol có thể giảm trong hội chứng Down và bệnh lý tuyến thượng thận.
SINH THIẾT GAI NHAU
Khi thai được khoảng 8-12 tuần, 1 ít tế bào gai nhau có thể lấy ra để xem thai có bị bệnh di truyền gì không. Xét nghiệm này đôi khi gây sẩy thai, ước tính trong khoảng 1% trường hợp được làm sinh thiết. Kết quả xét nghiệm chỉ có sau 2-3 tuần.

SINH THIẾT NƯỚC ỐI

Cũng như sinh thiết gai nhau, xét nghiệm này dùng để tìm hiểu xem thai có rối loạn về di truyền không. Kết quả cũng có sau 1-3 tuần. Do tế bào lấy ra từ nước ối nên xét nghiệm này ít gây ảnh hưởng đến thai hơn (tỉ lệ gây sẩy thai dưới 0,5%), nhưng chỉ thục hiện được khi thai lớn hơn, trong khoảng 16 đến 20 tuần.

SINH THIẾT MÁU CUỐNG RỐN
Trong xét nghiệm này một ít máu của thai nhi được lấy ra từ cuống rốn của thai nhi để kiểm tra di truyền. Xét nghiệm này thực hiện khi thai trên 18 tuần, nhưng kết quả thường có chỉ sau 1 tuần. Nguy cơ gây sẩy thai của xét nghiệm này trong khoảng 1-2%.

TƯƠNG LAI
Ba xét nghiệm sinh thiết nêu trên đều có nguy cơ ảnh hưởng đến thai, trong khi siêu âm và xét nghiệm máu mẹ, dù có an toàn cho thai nhưng lại không khảo sát được về di truyền. Gần đây người ta phát hiện có một số rất ít tế bào từ thai đi vào máu của mẹ. Nếu “lọc” được những tế bào này để làm xét nghiệm thì sẽ khảo sát được di truyền mà không chạm đến thai.

Tóm lại, CĐTS không thay thế cho khám thai định kỳ, cũng như không phải thai phụ nào cũng cần được CĐTS. Trong những lần khám thai, BS sẽ giúp phát hiện những bất thường và đề nghị cho thai nhi được CĐTS khi cần. Thai phụ cũng có thể giúp BS bằng cách tự tìm hiểu và cung cấp thông tin chính xác về gia đình và bản thân. Khi đã có kết quả chẩn đoán, BS sẽ dựa vào đó để có lời khuyên phù hợp, liệu có nên giữ thai không, những khó khăn có thể xảy ra trong thai kỳ này, tình trạng trẻ khi sinh, cũng như xác xem định thai kỳ sau có bị ảnh hưởng như vậy nữa hay không. Khám thai đều đặn, phát hiện và giải quyết sớm những nguy cơ giúp mang lại an toàn cho người mẹ, sức khoẻ cho em bé và hạnh phúc cho cả gia đình.

Chăm sóc thai kỳ

Sưu Tầm.
Trong suốt cuộc đời, không có người phụ nữ nào không 1 lần mong muốn được làm mẹ. Khi biết có 1 mầm sống đang dần dần tượng hình trong cơ thể, ai ai cũng muốn mình sẽ sanh ra một đứa con khỏe mạnh, thông minh và có ích cho xã hội sau này. Để làm được điều đó, người mẹ cần theo dõi thai kỳ bằng chương trình khám và theo dõi thai. Đối với các trường hợp có thai sau khi điều trị vô sinh, việc khám thai và theo dõi sát thai kỳ càng trở nên cần thiết để đảm bào phát hiện và can thiệp kịp thời các bất thường trong thai kỳ.
Khám thai định kỳNhằm theo dõi sự phát triển, phát hiện những bất thường của thai, những thay đổi của mẹ: cân nặng, ăn uống, nám mặt sạm da… hay tình trạng bệnh lý của mẹ: cao huyết áp do thai, bệnh tim mạch…
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đọan, mỗi giai đọan được gọi là 1 tam cá nguyệt tương ứng với 13 tuần.
1. Tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu): từ khi mang thai đến khi thai tròn 3 tháng. Đây là thời kỳ hình thành và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi.
2. Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa) là giai đọan tăng trưởng, nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này thì thường rất nặng.
3. Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối) là giai đoạn tăng trọng, thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như cao huyết áp do thai, tiền sản giật, chảy máu âm đạo do nhau tiền đạo…
Lịch khám thai: tùy thuộc vào tuổi thai hay các vấn đề của từng tam cá nguyệt.
• Lần khám thai đầu tiên bắt đầu vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh. Nhất là những người đã từng bị sảy thai trước đó. Đây là lần khám thai rất quan trọng vì chủ yếu tập trung đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang thai.


• Sau đó:
+ Khám thai mỗi 4 tuần cho đến khi được 28 tuần
+ Khám thai mỗi 2 tuần khi thai từ 28 đến 36 tuần tuổi
+ Sau đó 1 tuần một lần cho đến khi sanh.
• Tuy nhiên, những thai kỳ có vấn đề như ra huyết, dọa sanh non, thai suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý… sẽ có lịch khám thai tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
• Chích ngừa uốn ván rốn (VAT): phải tiêm đủ 2 mũi để phòng ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh, mỗi mũi tiêm ngừa cách nhau 1 tháng.

Các xét nghiệm cần thiết+ Nhóm máu, Hemoglobin... xác định tình trạng thiếu máu thiếu sắt
+ Đường trong máu, AFP
+ Bệnh lây truyền qua đường tình dục: viêm gan siêu vi B (HbsAg), giang mai (BW), HIV, lậu…

• Theo dõi cử động thai
+ Mỗi ngày đếm số cử động thai nhi sau các bữa ăn trong 30 phút ( 3 lần/ngày )
+ Khi thai nhi ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

Sinh hoạt hàng ngày

• Thai nghén không làm cho người phụ nữ từ bỏ tất cả họat động bình thường hàng ngày. Khi mang thai, người phụ nữ vẫn có thể đi làm, tập thể dục buổi sáng, chơi các môn thể thao nhẹ. Riêng các trường hợp dọa sẩy thai và những thai phụ có tiền căn sẩy thai liên tiếp, thai phụ nên nghỉ ngơi tuyệt đối và có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
• Trong ba tháng đầu và sau tháng thứ 8, tránh quan hệ vợ chồng hay đi xa, đề phòng sảy thai hay chuyển dạ sanh bất ngờ.

• Vệ sinh cá nhân
+ Mặc quần áo rộng rãi, tắm rửa mỗi ngày, tránh thụt rửa âm đạo
+ Đánh răng kỹ mỗi ngày, nên đến nha sĩ khám định kỳ từ tháng thứ 5 của thai kỳ để tránh tình trạng sâu răng sau khi mang thai.
+ Tránh để táo bón bằng cách ăn nhiều trái cây, rau, uống nhiều nước và tập thể dục buổi sáng. Không nên uống thuốc sổ vì sẽ bị lệ thuộc thuốc khiến táo bón trầm trọng hơn.

Dinh dưỡng

• Khi mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vì thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ giảm phát triển trí tuệ và các bộ phận khác, có thể sanh non hay sanh khó.
• Trung bình một bà mẹ sẽ tăng 12,5 kg trong suốt thời kỳ mang thai.
• Muốn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các bà mẹ cần cân đối các bữa ăn, nên ăn các lọai thực phẩm tươi sống và bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu. Nên uống từ 2 – 2,5l nước/ngày.
+ Chất đạm: chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể. Chất đạm có được từ: thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, tàu hủ, đậu nành, ngũ cốc…
+ Chất đường: cung cấp năng lượng cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, sản phụ cần 2300 – 2700 calories/ ngày. Chất đường có trong trái cây, cà rốt, sữa, mật ong, ngũ cốc…
+ Chất béo: giúp cho sự phát triển của tế bào não hay cung cấp năng lượng. Ngòai ra, chất béo còn giúp cơ thể hấp thu một số lọai vitamin được dễ dàng: Vitamin A,D, E và K. Nên ăn mỡ thực vật (dầu ăn), không nên ăn mỡ động vật.
+ Muối khoáng: hai chất quan trọng nhất là can xi và sắt. Can xi có nhiều trong sữa, tôm, cua, trứng… Sắt có nhiều trong thịt bò, rau dền đỏ, cải xà lách xoong
+ Các vitamine A, B, C, D, E… có trong thức ăn tươi như rau, trái cây...có thể uống thêm 1 viên đa sinh tố.
+ Không ăn quá mặn hay quá lạt.

Dùng thuốc trong thai kỳDùng thuốc trong khi mang thai phải hết sức cẩn trọng, chỉ dùng khi thật cần thiết và theo đúng y lệnh của bác sĩ.

Như vậy, sự hiểu biết về các kiến thức cần thiết trong thai kỳ giúp người mẹ tự tin và có thể tự mình chăm sóc cho bản thân cũng như có được một đứa con chào đời thông minh, khỏe mạnh.
Các tin khác