Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Châu Âu cảnh báo vi khuẩn 'lỳ' thuốc kháng sinh

Thứ sáu, 18/11/2011, 10:48 GMT+7

Châu Âu cảnh báo vi khuẩn 'lỳ' thuốc kháng sinh

Ảnh:
Ảnh: Telegraph.

Các bệnh nhân đang đối mặt với viễn cảnh đáng sợ, khi mà các bệnh nhiễm trùng trở nên "không thể chữa khỏi" do kháng với thuốc kháng sinh, các bác sĩ hàng đầu châu Âu vừa cảnh báo.
> Bóng ma lạm dụng kháng sinh/ Cái chết âm thầm từ việc lạm dụng kháng sinh/ Sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh

Việc lạm dung kháng sinh đã dẫn tới sự gia tăng số lượng các bệnh nhiễm trùng không đáp ứng với tất cả các loại thuốc, các chuyên gia nhấn mạnh. Điều này sẽ khiến những căn bệnh thông thường nhất cũng trở nên nguy hiểm vì không có thuốc hiệu quả.
Mặc dù từ 2 năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã coi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong 3 nguy cơ đe dọa sức khỏe thế giới, nhưng từ đó đến nay, rất ít động thái ngăn chặn được đưa ra, giáo sư Laura Piddock, từ Đại học Birmingham và là Chủ tịch Hiệp hội hóa trị kháng khuẩn Anh cho biết trên Telegraph.
Viết trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases, bà cho rằng: "Sự mất dần các loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn đã mang đến bóng ma về những bệnh nhiễm trùng không thể chữa khỏi. Để ngăn ngừa cơn khủng hoảng này, cần có hành động ngay lập tức".
Báo cáo của bà đưa ra trùng thời điểm với Ngày cảnh báo về kháng sinh ở châu Âu, và các dữ liệu cũng cho thấy có sự gia tăng các vi khuẩn siêu kháng thuốc ở châu lục này. Cuộc vận động tương tự cũng được dấy lên ở Mỹ và Canada.
Tại Anh, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn mới, với thông điệp: "Khởi đầu thông minh, khoanh vùng đối tượng", nhằm thúc giục các bác sĩ và y tá cân nhắc kỹ trước khi kê đơn có kháng sinh.
Giáo sư Dame Sally Davies, Trưởng bộ phận y khoa, cho biết: "Nhiều loại thuốc kháng sinh đang được kê đơn và sử dụng khi không cần đến chúng - nghĩa là thuốc kháng sinh đang mất tác dụng với tốc độ ngày một nhanh chóng".
Trong khi đó, một khảo sát đã tìm thấy một nửa số bệnh nhân đi khám vì bệnh ho, cảm lạnh, cảm cúm hoặc đau họng, đều tin chắc sẽ được kê loại thuốc này. Thực tế, phần lớn các bệnh đó do virus gây ra, không thể dùng kháng sinh để chữa.
Đó là chưa kể có sự xuất hiện của nhiều chủng khi khuẩn mới, có khả năng kháng thuốc mạnh mẽ như New Deli medallo.
"Không hành động ngay nghĩa là chỉ ít lâu nữa, chúng ta còn rất ít cách để chữa cho các bệnh nhân nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm đường tiết niệu...". Vì thế, theo các chuyên gia, kháng sinh phải được sử dụng thận trọng hơn, trong khi chờ các công ty dược tìm ra loại thuốc mới.
Dưới đây là 10 "mẹo" sử dụng kháng sinh đúng cách của Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh:
1. Hầu hết các cơn ho, cảm lạnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh, và kháng sinh không đẩy nhanh quá trình hồi phục của bạn.
2. Thảo luận về lợi và hại của kháng sinh với bác sĩ - họ có thể đánh giá khi nào bạn cần đến chúng.
3. Ho có đờm không phải là lý do để dùng kháng sinh - ngay cả khi đờm màu vàng.
4. Khi bạn đau họng kèm chảy nước mũi, đờm dãi, có thể đoán rằng bệnh nhiễm khuẩn này ít đáp ứng với kháng sinh.
5. Nếu bạn bị sốt, kèm theo họng thật đỏ hoặc có mủ và cảm thấy ốm thật sự, khi đó có thể cần đến kháng sinh.
6. Nghiên cứu cho thấy một số người ngưng dùng kháng sinh trước thời hạn, có thể là dấu hiệu cho thấy họ thực ra đã không cần đến kháng sinh ngay từ đầu.
7. Luôn uống thuốc đều đặn mỗi ngày và kết thúc đủ đợt trị liệu - thường là 5 ngày. Bằng không, bạn chỉ khiến cho các chủng vi khuẩn kháng thuốc "nổi dậy" mà thôi.
8. Đừng bao giờ để dành kháng sinh còn thừa lại, một loại thuốc được kê cho một bệnh nhiễm khuẩn có thể không phù hợp cho bệnh lần sau.
9. Nếu bạn đã uống kháng sinh trong lần viêm đường hô hấp gần đây nhất, lần này hãy hỏi bác sĩ về việc hoãn kê đơn kháng sinh, và chỉ dùng nếu triệu chứng trở nặng hơn hoặc không cải thiện sau khoảng thời gian thông thường với bệnh đó - Làm như thế bạn sẽ không phải dùng kháng sinh một cách không cần thiết, nhưng nếu cần, bạn sẽ dùng nó chậm lại một chút.
10. Hãy nhớ, kháng sinh trong một số tình huống có thể là vật cứu mạng - vì thế nếu bạn hoặc con bạn rất ốm - hãy đến bác sĩ xin lời khuyên.
Thuận An

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN GP




                              ĐỀ CƯƠNG ÔN GP

1, Chi trên: Vùng nách, vùng cánh tay, vùng khuỷu, vùng cẳng tay, vùng bàn tay.
2, Chi dưới: Vùng mông, vùng đùi, gối- khoeo, cẳng chân, bàn chân.
3, Giải phẫu định khu vùng đầu mặt cổ, cơ mạc đầu.
4, Các  tạng vùng đầu mặt cổ: Tai, mắt, mũi, hầu, miệng, răng, lưỡi, tuyến nước bọt, thanh quản, khí quản, tuyến giáp.
5, Tim, phổi, trung thất.
6, Thành bụng trước bên, ống bẹn & giải phẫu các lỗ thoát vị, đáy chậu.
7, Hình thể ngoài và trong bán cầu đại não, đường dẫn truyền thần kinh, thần kinh thực vật, 12 TK sọ, màng não, mạch não.
8, Phúc mạc, các tạng trong phúc mạc ( Dạ dày, ruột non, ruột già, ống hậu môn, tụy, lách).
9, Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, cơ quan sinh dục nam và nữ.

Tài liệu ôn và tham khảo:
-         Giải phẫu sau đại học.
-         Bài giảng GP tập I+ II.
-         Atlas người.
-         Bộ VCD về phẫu tích xác.
-          
Hình thức thi: Test 120 câu. 90p

Thời gian ôn tập:  Từ 30/11/2011 đến 15/12/2011
Từ thứ 2à6 hàng tuần. 13h30p Giảng Đường 6B.
Đăng kí ôn từ 07/11/2011. (Ngưng khi đủ chỗ).

IV - THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ:
            - Thời gian phát hành hồ sơ: ngày 07.11.2011
            - Thời gian nhận hồ sơ: từ 05.12.2011 đến 16.12.2011
            - Nhận giấy báo dự thi: từ 13.02.2012 đến 17.02.2012 (tại P.SĐH ĐH Y Dược TP.HCM)
            - Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Phòng sau đại học Đại học Y Dược TP.HCM.
Ghi chú:
* Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện.
* Khi nộp hồ sơ dự thi, thí sinh phải mang theo các loại văn bằng bản gốc để cơ sở đào tạo đối chiếu.

V - ÔN THI VÀ THI TUYỂN:
* Ôn thi:
- Tổ chức ôn các môn: cơ bản, cơ sở và ngoại ngữ
+ Toán xác suất thống kê, hóa hữu cơ, sinh lý học, giải phẫu học, ngoại ngữ: cho các thí sinh dự thi cao học và NCS.
+ Sinh lý học, giải phẫu học, cắn khớp học, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, thống kê căn bản, tổ chức quản lý y tế, hóa hữu cơ: cho các thí sinh dự thi bác sĩ chuyên khoa cấp I.
- Đăng ký, nộp lệ phí ôn thi tại Phòng tài chính kế toán ĐH Y Dược TP.HCM từ ngày 07.11.2011.
- Thời gian bắt đầu ôn thi: 14.11.2011 (xem lịch ôn tập cụ thể tại P.SĐH ĐH Y Dược TP.HCM)
- Địa điểm ôn thi: xem thông báo tại Phòng sau đại học ĐH Y Dược TP.HCM.
- Đề cương ôn thi: niêm yết tại Phòng sau đại học ĐH Y Dược TP.HCM.
- Ghi chú: Các lớp ôn tập sẽ ngưng đăng ký khi lớp học đủ chỗ.
* Thi tuyển:
- Lệ phí đăng ký dự thi: 80.000đ/01 hồ sơ.
- Lệ phí thi:         + 100.000đ / 01 môn đối với thí sinh dự thi CK1, CH, Nội trú.
            + 200.000đ / 01 môn đối với thí sinh dự thi CK2 và NCS.
-Thời gian nộp lệ phí thi: từ 05.12.2011 đến 16.12.2011
(Nộp tại Phòng tài chính kế toán ĐH Y Dược TP.HCM)
 - Thí sinh dự thi NCS sẽ nộp 1.000.000 đồng trước khi đánh giá chuyên môn.
* Trong thời gian ôn tập và thi tuyển thí sinh phải tự túc nơi ăn, ở.

VI - THỜI GIAN THI VÀ ĐỊA ĐIỂM THI:
* Thứ tư, ngày 22.02.2012 thí sinh tập trung tại Đại giảng đường Đại học Y Dược TP.HCM.  (217 Hồng Bàng Q.5) để nghe phổ biến qui chế và địa điểm thi.

NGÀY THI
BUỔI THI
MÔN THI
ĐỐI TƯỢNG
ĐỊA ĐIỂM
Thứ năm
Sáng
Toán xác suất thống kê
CH, NT
Đại học Y Dược
23.02.2012
Chiều
Cơ sở
CK I, CH, NT
TP. Hồ Chí Minh
Thứ sáu
Sáng
Chuyên ngành
 CK I, CK II, NT
217 Hồng Bàng, Q. 5
24.02.2012
Chiều
Ngoại ngữ
(đọc, viết và nghe hiểu)
CK II, CH, NCS, NT
TP. Hồ Chí Minh

Ghi chú: Thí sinh xem giờ và địa điểm thi cụ thể tại Phòng sau đại học.
     * Đánh giá chuyên môn NCS: từ ngày 05.3.2012 đến ngày 09.3.2012, tại Đại học Y Dược TP.HCM.
     * Thi vấn đáp Bác sĩ nội trú: từ ngày 12.3.2012 đến ngày 16.3.2012, tại Đại học Y Dược TP.HCM.
Mọi thủ tục chi tiết liên hệ trực tiếp tại Phòng Sau đại học Đại học Y Dược TP.HCM (số 217 Hồng Bàng Q. 5, TP. HCM; ĐT: 08 38573461).                                    
          HIỆU TRƯỞNG