Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Các phương pháp hữu hiệu phòng chống tăng huyết áp

Các phương pháp hữu hiệu phòng chống tăng huyết áp

Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến gây biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất là gây đột quỵ và tử vong.Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân trên thế giới bị cao huyết áp ngày một tăng dần. Vậy, làm thế nào để phòng chống tăng huyết áp?
Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến gây biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất là gây đột quỵ và tử vong.Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân trên thế giới bị cao huyết áp ngày một tăng dần. Vậy, làm thế nào để phòng chống tăng huyết áp?
Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Ngoài nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp như: di truyền, tuổi tác thì các yếu tố do con người gây ra cũng là tác nhân gây bệnh như béo phì, ăn mặn, căng thẳng, lười vận động…
Các phương  pháp phòng chống tăng huyết áp
Để phòng chống tăng huyết áp cần thực hiện song hành 2 phương pháp đó là chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể thao đều đặn.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đậu lăng, các loại trái cây tươi, sản phẩm sữa ít chất béo, đồ uống lành mạnh như nước trái cây hoặc nước ép rau…rất tốt cho sức khỏe, duy trì huyết áp ổn định. Cần lưu ý, loại trừ các loại thực phẩm như đồ ăn chiên, đồ ăn nhanh…
Lượng Natri cao là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp. Do đó, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kali trong chế độ ăn uống để kiểm soát lượng natri trong máu, đồng thời kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.
Ngoài ra, hút thuốc lá, uống rượu bia có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Nguyên nhân do khi thuốc lá, đồng nghĩa với chất nicotine thấm thấu vào cơ thể sẽ khiến cho huyết áp của bạn bị tăng cao. Không chỉ vậy, việc uống rượu bia cũng gây ra những tác động cực kỳ xấu đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với số lượng hạn chế, rượu vang đỏ có thể giúp giảm huyết áp.
Ngoài những việc làm cần thiết trên thì caffein cũng là một trong những chất khiến huyết áp tăng cao. Do đó cần hạn chế uống đồ uống có caffein mỗi ngày và thay thế bằng các đồ uống lành mạnh khác như nước cam, bưởi, táo ép…
Luyện tập thể thao đều đặn
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp cao. Theo các chuyên gia, tập thể dục mỗi ngày có thể giảm huyết áp cao, giảm căng thẳng và phòng chống bệnh tật.
Bên cạnh đó việc chơi thể thao còn có tác dụng kiểm soát cân nặng bởi tăng cân sẽ làm gia tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch khác.
Ngoài những phương pháp trên, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người hãy kiểm soát căng thẳng, để cơ thể thể luôn vui vẻ, yêu đời bởi nếu tâm lý nặng nề, lo nghĩ thường xuyên là một trong những nguyên nhân chính của bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Đặc biệt nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, lưu ý các dấu hiệu tăng huyết áp, thực hiện khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP – KIỂM SOÁT CUỘC SỐNG CỦA BẠN


THÔNG ĐIỆP NGÀY Y TẾ THẾ GIỚI 2013 KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP CỦA BẠN – KIỂM SOÁT CUỘC SỐNG CỦA BẠN


Ngày 7 tháng 4 hàng năm là Ngày Y tế Thế giới, kỷ niệm ngày thành lập của Tổ chức y tế thế giới (WHO) từ năm 1948.  Hàng năm, WHO lựa chọn một chủ đề trong lĩnh vực y tế công cộng làm mục tiêu trọng tâm. Chủ đề cho ngày Y tế Thế giới năm nay hướng tới KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP, tăng huyết áp là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của một phần ba dân số trên toàn thế giới. Đối với hàng triệu người, cao huyết áp là nguyên nhân gây ra các ca tử vong, đột quỵ, suy nhược cơ thể, gây ra các bệnh tim và thận mãn tính. Khi dân số già đi cộng với các chế độ ăn uống không cân bằng và sinh hoạt không lành mạnh, thiếu các hoạt động về thể chất, hút thuốc lá, uống rượu cùng với lối sống căng thẳng, tất cả các yếu tố trên cộng lại làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp.
Việc nâng cao nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng để tiếp cận, phát hiện sớm bệnh, có thể ngăn ngừa và điều trị được. WHO đề xuất hệ thống y tế tại các quốc gia cần hỗ trợ người dân thực hiện lối sống lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Nâng cao cơ hội tiếp cận của người dân với các loại dược phẩm có chất lượng, hiệu quả cao, chi phí thấp cũng được cho là yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chiến dịch cho ngày y tế thế giới là cơ hội tập trung vào công tác phòng chống và kiểm soát tăng huyết áp, làm giảm số lượng người mới mắc, hiện mắc và những người bị ảnh hưởng do yếu tố liên quan tới bệnh tim mạch.  Bệnh tim mạch là số một trong những nguyên nhân gây ra tử vong, chiếm khoảng 17 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Với các biến chứng của cao huyết áp, còn được gọi là tăng huyết áp, có hơn 9.000.000 các ca tử vong, trong đó có khoảng một nửa trong số các ca tử vong do bệnh tim và đột quỵ là ảnh hưởng của tăng huyết áp. Chi phí cho những người tăng huyết áp đã tăng từ 600 triệu $ năm 1980 lên tới 1 tỷ $ năm 2008. Đằng sau số liệu thống kê về y tế,  tăng huyết áp được cho là yếu tố giết người thầm lặng và có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai, không biểu hiện triệu chứng, có nhiều người thậm chí không nhận thức được bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Dẫn đến là nhiều người không được chuẩn đoán mình có bị tăng huyết áp hay không. Bên cạnh đó, nhiều người được chẩn đoán lại không có cơ hội được điều trị, hoặc điều kiện không cho phép họ kiểm soát được huyết áp của mình. Tự chăm sóc bản thân, thay đổi lối sống và sinh hoạt chính là điều kiện để tự bảo vệ mình.
Ở một số nước, hàng năm kinh phí chi cho các bệnh liên quan tới tim mạch chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng chi phí chi cho y tế. Các kết quả thu nhận được cho thấy chi phí cho giai đoạn đầu bị bỏ qua gây ra hậu quả nặng nề như: tử vong, tàn tật, mất khả năng làm việc tạm thời, mất thu nhập, lực lượng lao động giảm sút, gia tăng chi phí y tế cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và ngân sách y tế quốc gia. Phát hiện sớm và điều trị là yếu tố vô cùng quan trọng, cộng với các chính sách y tế công cộng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính là giáo dục và hỗ trợ người dân để phòng ngừa gia tăng bệnh tăng huyết áp, hỗ tợ quản lý những người có tiền sử cao huyết áp hiệu quả. Vì thế giải quyết vấn đề cao huyết áp là một nỗ lực lớn để phòng chống lại các bệnh không lây nhiễm trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở mỗi quốc gia.
Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chung
Mục tiêu của chiến dịch ngày sức khỏe thế giới năm nay là làm giảm cơn đau tim và đột quỵ.
Mục tiêu cụ thể
-    Nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của tăng huyết áp;
-    Cung cấp thông tin để ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và các biến chứng liên quan;
-    Khuyến khích người cao tuổi để kiểm tra huyết áp thường xuyên và thực hiện theo lời khuyên/ hướng dẫn của các chuyên gia y tế;
-    Khuyến khích tự chăm sóc nhằm phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp;
-    Thực hiện đo huyết áp cho mọi người trong cộng đồng với mức phí thấp;
-    Kêu gọi chính phủ và địa phương tạo điều kiện môi trường thuận lợi để người dân thực hiện lối sống lành mạnh
Đối tượng
Khuyến khích các cá nhân và tổ chức làm việc tại quốc tế, khu vực, mỗi quốc gia, và cộng đồng trong các lĩnh vực y tế công cộng và tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự, phối hợp và tham gia vào các hoạt động hưởng ứng cho Ngày Y tế Thế giới. Tài liệu liên quan hỗ trợ cho chương trình thông qua trang web: http://www.who.int/control-blood-pressure/ với khẩu hiệu được sử dụng trong chiến dịch nhân ngày y tế thế giới là: KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP CỦA BẠN – KIỂM SOÁT CUỘC SỐNG CỦA BẠN cùng thông điệp chính là tăng huyết áp có thể ngăn ngừa và điều trị được, kiểm soát huyết áp là cách để ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ và các yếu tố nguy cơ khác. Thay đổi lối sống, giảm lượng muối, áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, tránh các tác hại của rượu/ bia, tập thể dục thường xuyên và tránh sử dụng thuốc lá. Đồng thời nhấn mạnh yếu tố cốt lõi của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tất cả các quốc gia, một chương trình không thể thiếu cho những nỗ lực giảm bớt gánh nặng ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm. Phát hiện sớm, nâng cao nhận thức của cộng đồng là chìa khóa cần thiết giảm nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp.
Ngày 03/04/2013
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO 

Tăng huyết áp có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả

Tăng huyết áp có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả02/05/2017

Ngày 25/4 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về dự phòng, quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch” do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với tổ chức PATH tổ chức.
Hội thảo có sự tham dự của TS. Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, GS.TS Đỗ Doãn Lợi - Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, đại diện Tổ chức Y tế thế giới, tổ chức PATH, Quỹ Novatis, các chuyên gia quốc tế và trong nước cùng với đại biểu từ Viện Tim mạch, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Viện Dinh dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng và đại diện của các Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nam và Bắc Giang. Hội thảo đã chia sẻ, cập nhật những  bằng chứng, khuyến nghị và các mô hình hiệu quả trong nước và trên thế giới, đồng thời cùng thảo luận cách tốt nhất để dự phòng và quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ trong 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Đặc biệt, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim làm cho hàng trăm nghìn người bị tử vong, liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm.

Chia sẻ tại hội nghị, TS Trương Đình Bắc cho biết, tại Việt Nam hiện nay, các bệnh không lây nhiễm đang chiếm 66% gánh nặng bệnh tật, trong đó chủ yếu là do bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi mạn tính và đái tháo đường. Đặc biệt, số người mắc tăng huyết áp và bệnh tim mạch vẫn có xu hướng tăng cao do sự gia tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh trong cộng đồng. Kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015 cho thấy, trong 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay thì có tới 57% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị; đồng thời có tới 70% số người có nguy cơ tim mạch hiện không được tư vấn, quản lý dự phòng.
Để góp phần giải quyết một cách hiệu quả những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực này, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025 đã đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp quan trọng để dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Bên cạnh giải pháp phòng chống các yếu tố nguy cơ phổ biến như: Thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu hoạt động thể lực, chiến lược nhấn mạnh một giải pháp quan trọng đó là phát triển hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm và lồng ghép quản lý bệnh liên tục, lâu dài tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (bao gồm: can thiệp thay đổi hành vi nguy cơ; dự phòng các tình trạng tiền bệnh và nguy cơ cao; phát hiện sớm, quản lý người có nguy cơ tim mạch, quản lý lồng ghép đối với các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường...).

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận một số nội dung: Thực trạng phòng chống bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam; gánh nặng bệnh tật của bệnh tim mạch, tăng huyết áp và giải pháp can thiệp tại Việt Nam; sáng kiến toàn cầu về bệnh tim mạch; các mô hình chăm sóc bệnh lý tim mạch... nhằm hạn chế bệnh tăng huyết áp gia tăng.

Do đó, kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Mọi người dân cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua các lần đi khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế... Các máy đo huyết áp điện tử cá nhân là một công cụ hiệu quả giúp người đã mắc tăng huyết áp và người có nguy cơ mắc bệnh để thường xuyên kiểm tra tình trạng huyết áp của mình và của các thành viên trong gia đình.

Bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ lối sống lành mạnh theo khuyến cáo dưới đây:

1.    Chế độ ăn hợp lý: Dưới 5g muối/ngày; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày.

2.    Duy trì cân nặng hợp lý và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

3.    Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.

4.    Tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.

5.    Tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý

6.    Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Máy Đo Huyết Áp Tự Động HEM-7121


Máy Đo Huyết Áp Tự Động HEM-7121 TIÊU CHUẨN

Đo huyết áp bắp tay chính xác và thoải mái với Công nghệ IntelliSense tiên tiến.

1.120.000 VND*

* Giá bán lẻ đề xuất đã bao gồm thuế.