1. Động mạch nách (axillery artery):
Động mạch dưới đòn (subclavicular artery) khi đi qua điểm giữa bờ sau xương đòn đổi tên thành động mạch nách. Động mạch nách chạy chếch xuống dưới, ra ngoài, dọc theo phía trong cơ quạ cánh tay (cơ tùy hành của động mạch nách – coracobrachial m.)
Động mạch nách chạy đến bờ dưới cơ ngực lớn thì đổi tên thành động mạch cánh tay (brachial artery).
* Các ngành bên: Động mạch nách có 6 ngành bên
- Động mạch ngực trên (superior thoracic artery).
- Động mạch cùng vai – ngực (thoracoacromial trunk) : Cho bốn nhánh là nhánh cùng vai, nhánh đòn, các nhánh ngực và nhánh delta.
- Động mạch ngực ngoài (lateral thoracic artery).
- Động mạch dưới vai: Chui qua lỗ tam giác vai tam đầu, cho hai nhánh: Động mạch ngực lưng và động mạch mũ vai.
- Động mạch mũ cánh tay trước (anterior humeral circumflex artery).
- Động mạch mũ cánh tay sau (posterior humeral circumflex artery): Đi cùng thần kinh nách qua lỗ tứ giác để vào vùng delta.
Các động mạch mũ nối với nhau ở cổ phẫu thuật xương cánh tay (surgical neck of humerus bone).
2. Động mạch cánh tay (brachial artery):
Động mạch cánh tay là phần tiếp theo của động mạch nách từ bờ dưới cơ ngực lớn. Động mạch đi thẳng xuống khuỷu, đến dưới đường nếp khuỷu 3 cm thì chia làm 2 ngành cùng là động mạch quay (radial artery) và động mạch trụ (ulnar artery).
Ở cánh tay, động mạch cánh tay nằm trong ống cánh tay, đến nếp khuỷu nằm trong rãnh nhị đầu trong. Các dây thần kinh của đám rối cánh tay ban đầu quây quanh động mạch, càng đi xuống càng tách xa động mạch, chỉ có thần kinh giữa (median n.) là trung thành với động mạch trong ống cánh tay.
* Các ngành bên: Động mạch cánh tay có 3 ngành bên.
- Động mạch cánh tay sâu (profunda brachii artery): Cho các nhánh sau:
Các động mạch nuôi xương cánh tay.
Nhánh delta.
Động mạch bên giữa (Median collateral artery).
Động mạch bên quay (Radial collateral artery).
- Động mạch bên trụ trên (superior ulnar collateral artery).
- Động mạch bên trụ dưới (inferior ulnar collateral artery).
3. Động mạch quay (Radial artery):
Là một trong hai nhánh cùng của động mạch cánh tay, bắt đầu từ 3 cm dưới nếp khuỷu, hướng về phía ngoài cẳng tay. Phía trước ngoài, động mạch quay bị che phủ bởi cơ cánh tay quay (brachioradialis m.), cơ tùy hành của động mạch quay. Phía trong, động mạch quay liên hệ với cơ sấp tròn (1/3 trên) và cơ gấp cổ tay quay (2/3 dưới). Ở 1/3 dưới, động mạch tựa vào mặt trước đầu dưới xương quay (nơi bắt mạch quay). Sau đó, động mạch đi vòng ra phía sau để vào bàn tay qua hõm lào.
Động mạch quay cho các nhánh:
- Động mạch quặt ngược quay (radial recurrent artery).
- Nhánh gan cổ tay (parmal carpal branch) nối với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ.
- Nhánh mu cổ tay (dorsal carpal branch) nối với nhánh mu cổ tay của động mạch trụ.
- Nhánh gan tay nông (superficial palmar branch) góp phần vào cung gan tay nông (superficial palmar arch).
- Động mạch ngón cái chính (princeps pollicis artery).
Cuối cùng, động mạch quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay, cung gan tay sâu cho nhánh động mạch ngón cái chính và động mạch quay ngón trỏ (radialis indicis a.) để cấp máu cho 1 ngón rưỡi ngoài của bàn tay.
4. Động mạch trụ (ulnar artery):
Là một trong hai nhánh cùng của động mạch cánh tay, bắt đầu từ 3 cm dưới nếp khuỷu, đi xuống cẳng tay phía sau các cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp các ngón nông (lớp nông và lớp giữa của cơ vùng cẳng tay trước). Ở cung xơ của cơ gấp các ngón nông, động mạch bắt chéo phía sau thần kinh giữa. Động mạch đi về phía trong cẳng tay, đến chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa, động mạch nằm sau cơ gấp cổ tay trụ (cơ tùy hành của động mạch trụ) và đi cùng với thần kinh trụ.
Đến cổ tay, động mạch đi trước mạc giữ gân gấp để vào cùng bàn tay.
Động mạch trụ cho các nhánh sau:
- Động mạch quặt ngược trụ (ulnar recurrent artery), chia thành 2 nhánh trước và sau.
- Động mạch gian cốt chung (common interosseous artery): Ngắn, đi tới bờ trên màng gian cốt chia làm 2 nhánh, động mạch gian cốt trước (anterior interosseous artery) đi trước màng gian cốt cùng thần kinh gian cốt trước, cho nhánh động mạch giữa đi kèm với thần kinh giữa. Động mạch gian cốt sau (posteror interosseous artery) đi sau màng gian cốt, cho nhánh gian cốt quặt ngược góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu.
- Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay, nối với 2 nhánh cùng tên của động mạch quay.
- Nhánh gan tay sâu (deep palmar branch), góp phần vào cung động mạch gan tay sâu ở bàn tay.
Cuối cùng, động mạch trụ tận cùng bằng cung gan tay nông (superficial palmar arch) ở bàn tay, cung gan tay nông cung cấp máu cho 3 ngón rưỡi bên trong của bàn tay qua các động mạch gan ngón chung (common digital palmar a.) và động mạch gan ngón riêng (proper digital palmar a.).
5. Các vòng nối động mạch (arterial anastomosis) trên đường đi của các động mạch chi trên:
5.1. Các vòng nối ở vùng vai:
- Vòng nối quanh vai: Tiếp nối của động mạch dưới vai (ĐM nách ) với động mạch vai trên và động mạch vai sau của động mạch dưới đòn.
- Vòng nối quanh ngực: Do động mạch ngực ngoài, động mạch cùng vai ngực (ĐM nách) nối với động mạch ngực trong và động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.
- Vòng nối động mạch cánh tay: Do động mạch mũ cánh tay trước nối với động mạch mũ cánh tay sau (ĐM nách) và động mạch cánh tay sâu của động mạch cánh tay.
Hai vòng nối trên không tiếp nối với vòng nối dưới nên thắt động mạch nách giữa các động mạch mũ và động mạch dưới vai rất nguy hiểm.
5.2. Mạng mạch khớp khuỷu:
Có 2 vòng nối ở vùng khuỷu:
* Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong do các động mạch:
Động mạch bên trụ trên nối với động mạch quặt ngược trụ sau, động mạch bên trụ dưới nối với động mạch quặt ngược trụ trước.
* Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu ngoài do các động mạch:
Động mạch bên quay (ĐM cánh tay sâu) nối với động mạch quặt ngược quay (ĐM quay).
Động mạch bên giữa (ĐM cánh tay sâu) nối với động mạch quặt ngược gian cốt (ĐM trụ).
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011
KINH NGHIỆM HỌC TẬP
Gốc > KINH NGHIỆM HỌC TẬP >
Cách học sơ đồ tư duy (mind map)
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.
Tony Buzan sinh năm 1942, Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình).
Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.
Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy.
Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần.
Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và đó chính là để các bạn chúng ta “Học cách học”: Chúng ta được học để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ chúng ta học cách để lĩnh hội những kiến thức đó một cách hiệu quả chưa?
Khái niệm của sơ đồ tư duy: Nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Các bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. (Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu).
Ví dụ như bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng. Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ nhật, mỗi nhánh một màu. Rồi từ mỗi thứ, bạn lại vẽ các nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như bạn định làm việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng cách nào (How)...
Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc bạn định làm trong một tuần, và cái hay của sơ đồ tư duy ở chỗ là nó giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các công việc thông thường.
Những lời khuyên khi sử dụng Sơ đồ tư duy:
Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.
Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? - Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.
Khi bạn sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của bạn sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.
Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi (dù là thi thạc sĩ, học cao học, on thi cao học đều sử dụng tốt). Sơ đồ tư duy cũng giúp các bạn và các thầy cô tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy mà các bạn có thể làm tại nhà và gửi email cho các thầy cô chấm chữa trước khi lên lớp.
Cuối cùng, nếu bạn chỉ mới đọc để biết về sơ đồ tư duy thôi thì chưa đủ. Hãy thực hành sơ đồ tư duy ngay từ hôm nay và trải nghiệm nó…
ST
Cách học sơ đồ tư duy (mind map)
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.
Tony Buzan sinh năm 1942, Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình).
Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.
Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy.
Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần.
Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và đó chính là để các bạn chúng ta “Học cách học”: Chúng ta được học để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ chúng ta học cách để lĩnh hội những kiến thức đó một cách hiệu quả chưa?
Khái niệm của sơ đồ tư duy: Nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Các bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. (Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu).
Ví dụ như bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng. Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ nhật, mỗi nhánh một màu. Rồi từ mỗi thứ, bạn lại vẽ các nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như bạn định làm việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng cách nào (How)...
Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc bạn định làm trong một tuần, và cái hay của sơ đồ tư duy ở chỗ là nó giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các công việc thông thường.
Những lời khuyên khi sử dụng Sơ đồ tư duy:
Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.
Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? - Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.
Khi bạn sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của bạn sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.
Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi (dù là thi thạc sĩ, học cao học, on thi cao học đều sử dụng tốt). Sơ đồ tư duy cũng giúp các bạn và các thầy cô tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy mà các bạn có thể làm tại nhà và gửi email cho các thầy cô chấm chữa trước khi lên lớp.
Cuối cùng, nếu bạn chỉ mới đọc để biết về sơ đồ tư duy thôi thì chưa đủ. Hãy thực hành sơ đồ tư duy ngay từ hôm nay và trải nghiệm nó…
ST
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
Bài học chia sẻ từ cuộc sống
Bài học chia sẻ từ cuộc sống
(Dân trí) - Đừng ôm lấy gánh nặng một mình. Hãy để niềm vui được nhân lên và nỗi buồn vợi bớt đi khi suy nghĩ lạc quan và san sẻ với những ai bạn tin tưởng nhé!
1. Con lừa và con la
Trong một chuyến đi, người chăn gia súc có một con lừa và một con la, cả hai đương nhiên đều chở đồ khỏe. Trong suốt đoạn đường ở đồng bằng, con lừa có thể thồ đồ đạc một cách dễ dàng, nhưng khi bắt đầu đến đoạn đường núi, nó cảm thấy quá sức và không thể chịu được nữa.
Con lừa khẩn khoản nhờ bạn đồng hành của mình - con la - thồ bớt một chút đồ. Việc này rất đơn giản, nhưng con la không thèm để ý đến lời nài xin đó. Con lừa ngã quỵ mà chết chẳng bao lâu sau đó.
Giữa nơi xa lạ, hoang vu, người chăn gia súc đành chất tất cả đồ đạc mà con lừa mang lên mình con la. Nó rên rỉ bên dưới đống đồ to, nặng: “Mình đang bị đối xử như chính cách mình đã làm. Giá mình chịu giúp lừa một chút thôi, thì giờ đã không phải mang lấy tất cả gánh nặng này”.
2. Chiếc hộp màu đen và chiếc hộp màu vàng
Chúa trời cho tôi hai chiếc hộp, một đen một vàng, bảo tôi giữ lấy chúng. Ngài dặn: “Hãy đặt tất cả nỗi buồn của con vào hộp màu đen và tất cả niềm vui vào cái màu vàng”. Tôi lưu ý mỗi lời chúa dạy và đặt niềm vui, nỗi buồn của mình vào trong hai chiếc hộp.
Nhưng chiếc hộp màu vàng thì ngày càng nặng hơn, còn chiếc hộp màu đên thì vẫn nhẹ như ban đầu.
Vốn tính tò mò, tôi mở chiếc hộp màu đen ra xem và phát hiện dưới đáy hộp có một lỗ hổng lớn, từ đó nỗi buồn rơi đi hết. Tôi chỉ cho Chúa xem cái lỗ và trầm ngâm: “Con tự hỏi nỗi buồn của con đã biến đi đâu...”.
Ngài cười nhân từ “chúng đều ở chỗ ta”.
Tôi hỏi: “Sao ngài lại cho con một chiếc hộp vàng với một chiếc hộp đen có lỗ hổng ạ?”.
- “Chiếc hộp màu vàng là để con chất đầy những niềm vui, còn chiếc màu đen là để con quẳng nỗi buồn đi”.
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ
Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011
MRI KHỚP VAI
MRI KHỚP VAI
Bs.Lê Văn Phước, Bs.Phạm Ngọc Hoa
Khớp vai là khớp quan trọng trong họat động. Khả năng chuyển động khớp vai lớn hơn các khớp khác. Tuy nhiên, khớp không vững chắc so với các khớp khác do bề mặt của ổ chảo nhỏ và nông so với chỏm xương cánh tay. Khớp vai liên quan nhiều cấu trúc xương và phần mềm quanh khớp. Các thay đổi giải phẫu hay bệnh lý các cấu trúc này ảnh hưởng vận động khớp. MRI đánh giá tốt nhiều quá trình bệnh lý ở khớp vai.
Kỹ thuật
Trên MRI, thường khảo sát khớp vai với các mặt cắt hướng trán-chếch song song với trục dọc khớp, hướng đứng dọc-chếch vuông góc với trục dọc khớp và hướng ngang. Thường khảo sát chuỗi xung SE, GRE hoặc FSE kèm xóa mỡ. Khảo sát có Gd trong trường hợp đánh giá các bệnh lý viêm nhiễm, u, sau mổ..
Giải phẫu-hình ảnh
Khớp vai nối giữa ổ chảo xương bả vai vào chỏm xương cánh tay. Ổ chảo là hõm nông, nhỏ hơn so với đầu xương cánh tay. Quanh ổ chảo có sụn viền. Bao khớp bao quanh ổ chảo phía trên và đầu trên xương cánh tay phía dưới. Dây chằng quạ cánh tay từ mỏm quạ đến củ lớn và củ nhỏ đầu trên xương cánh tay. Các dây chằng ổ chảo cánh tay là các phần dày lên của bao khớp bao gồm dây chằng trên, giữa và dưới. Các cơ liên quan vùng khớp vai gồm: cơ dưới vai, cơ tròn lớn, cơ lưng rộng, cơ ngực lớn, cơ quạ cánh tay..(phía trước), cơ trên gai, dưới gai, tròn bé (phía sau), cơ denta (phía ngòai). Các cơ trên gai, dưới gai, tròn bé, dưới vai tạo thành các cơ xoay chỏm.
1-Hội chứng chèn ép ở khớp vai
Hội chứng đặc trưng bởi các dấu hiệu và triệu chứng do hẹp khoảng giữa cung mỏm quạ-cùng vai ở trên và vùng chỏm xương cánh tay ở dưới. Trong khoảng này có đầu dài cơ nhị đầu, dây chằng quạ cánh tay, các gân bao gân quay. Nguyên nhân chèn ép có thể do xương (gai xương) hay phần mềm (nang, dày dây chằng..). Đánh giá hình ảnh hội chứng này bao gồm, đánh giá hình thái của mỏm cùng vai, dây chằng quạ-mỏm cùng vai, tình trạng bao gân quay. Hình dạng của mỏm cùng vai đánh giá tốt trên hình chếch theo hướng đứng dọc. Gai xương mỏm cùng vai, dày bao khớp cùng-đòn, dày dây chằng quạ-mỏm cùng vai là các dấu hiệu có thể thấy trong hội chứng này.
|
2-Rách bao gân quay
Các cơ tạo nên bao gân quay gồm: cơ trên gai, dưới gai, tròn bé, dưới vai. Các cơ bao gân quay chịu trách nhiệm 50% cử động dạng và 80% cử động xoay ngoài. Bệnh nguyên chủ yếu là do chèn ép đến các cơ bao gân quay giữa cung mỏm quạ-cùng vai và đầu xương cánh tay. Điều này có thể do thiếu máu, chấn thương cấp hoặc mãn, hoặc họat động nghề nghiệp.
Cả hai hướng chếch song song và vuông góc với với trục dọc xương bả vai hay được sử dụng trong đánh giá các tổn thương bao gân quay. Bình thường các gân cơ có tín hiệu thấp. Khi có bất thường, tín hiệu tăng. Cần lưu ý, bất thường tăng tín hiệu các gân đặc biệt gân cơ trên gai đôi lúc không do tổn thương thực sự như do xảo ảnh (hướng gân, hiệu ứng từng phần), thóai hóa..
Rách gân cơ hòan tòan trên MRI biểu hiện hình khuyết ở gân cơ từ bờ bao khớp đến bờ bao họat dịch. Hoặc hình ảnh co ngắn chổ nối giữa gân cơ hay teo cơ. Dấu hiệu gián tiếp của rách gân cơ hòan tòan là dịch bao họat dịch dưới cơ denta, khớp vai.
Rách từng phần các gân cơ vùng chóp xoay khó phát hiện hơn. Có thể liên quan phía mặt khớp hay mặt bao họat dịch của gân. Biểu hiện là hình ảnh tăng tín hiệu một phần gân cơ vuông góc trục dài của gân. Rách từng phần có thể kết hợp các thay đổi hình thái của gân mà không bất thường tín hiệu.
|
| ||||
|
3-Khớp vai không vững
Sự bền vững khớp vai do sự vẹn tòan bao khớp, sụn viền, mô mềm quanh khớp và các cấu trúc xương. Khớp vai không vững do bất thường các thành phần trên.
Bao khớp
Bao khớp vai tùy vị trí bám vào ổ chảo xương bả vai được chia làm 3 lọai: bám trên bờ sụn viền (lọai I), phía trong bờ sụn viền (lọai II) và phía trong, trên 1cm từ bờ sụn viền (lọai III). Bao khớp lọai III dễ bị bán trật khớp ra trước.
Rách sụn viền
Bình thường sụn viền có tín hiệu thấp trên các chuỗi xung. Bất thường tăng tín hiệu trên T1W, T2W liên quan bề mặt sụn viền được xem như rách sụn viền. Rách sụn viền chia làm 6 vùng (trên, trước trên, trước dưới, dưới, sau dưới, sau trên). Rách sụn viền có thể dạng rách vành sụn, quai xách, rách sụn viền trên trước-sau (SLAP).
Bong tách sụn viền Bong sụn viền phía trước |
4-Viêm nhiễm gân cơ
Thường liên quan đến các thay đổi thiếu máu, thóai hóa hơn là viêm nhiễm. Hình ảnh bao gồm tăng tín hiệu bên trong gân có thể kèm theo thay đổi hình thái gân hay không, lớp mỡ quanh bao họat dịch còn bình thường. Trên T2W thường ít tăng. Thường tăng tín hiệu trong bệnh lý viêm nhiễm gân cơ ít mạnh, rõ như trong rách gân. Khó phân biệt thay đổi thóai hóa hay viêm nhiễm thật sự trên MRI.
5-Viêm gân vôi hóa
Do lắng tụ hydroxyapatite trong gân các cơ vùng khớp gai, thường gặp ở gân cơ trên gai. Vùng ngấm vôi giảm tín hiệu trên MRI. Giai đọan chưa biểu hiện lâm sàng ngấm vôi thường giới hạn trong gân. Khi kích thước vùng ngấm vôi tăng, túi họat dịch dưới mỏm cùng bị đẩy cao, có thể kèm vở túi họat dịch…gây triệu chứng. Viêm dính quanh bao khớp và viêm dính túi họat dịch là biến chứng của ngấm vôi ở các gân.
6-Viêm nhiễm khớp
Nhiều bệnh lý viêm nhiễm ảnh hưởng lên xương, khớp vai, bao họat dịch. MRI có thể cho thấy tăng lượng dịch trong khớp, bao họat dịch; các vùng giảm tín hiệu trong bao khớp do các cấu trúc xơ, nang bao khớp. Sau tiêm Gd, có thể thấy hình ảnh tăng quang màng bao khớp.
Thóai hóa khớp: bao gồm hẹp khe khớp, gai xương, nang dưới sụn, bất thường phần mềm quanh khớp (các cơ xoay chỏm).
Thấp khớp: hẹp khe khớp đồng nhất và đối xứng hơn, không gai xương. Có hủy ở bờ sụn khớp.
Viêm khớp vi trùng: có thể kết hợp tràn dịch khớp, lắng tụ các chất ứ đọng. Các thay đổi viêm nhiễm xương-tủy xương và phần mềm quanh khớp.
Viêm bao khớp dày dính là hội chứng lâm sàng với đau, hạn chế vận động khớp do dày, co hẹp bao khớp và bao họat dịch. Hình ảnh là sự dày bao khớp, bao họat dịch; giảm thể tích dịch khớp, bao họat dịch.
7-Bệnh lý thần kinh do chèn ép
Hội chứng chèn ép thần kinh có thể liên quan thần kinh nách và các nhánh khi đi qua khuyết vai hoặc giữa cơ tròn lớn và bé. Tùy theo vị trí đọan thần kinh bị chèn ép, các cơ tổn thương khác nhau. Thường do nang dịch. Hình ảnh MRI là khối tụ dịch thông với khớp, kèm teo cơ và rách các cơ xoay chỏm.
|
Chèn ép thần kinh Nang cạnh sụn viền (mũi tên lớn) thông với chỗ rách sụn (mũi tên nhỏ). Bất thường phù nề cơ dưới vai (mũi tên cong) do thần kinh đến cơ bị chèn ép. |
8-Bất thường gân cơ nhị đầu
Bất thường gân cơ nhị đầu bao gồm: viêm bao họat dịch gân, đứt gân, trật hoặc bán trật… Viêm bao họat dịch gân cơ nhị đầu thường do quá trình thóai hóa, với các thay đổi viêm nhiễm ở vùng rãnh nhị đầu. Dấu hiệu hình ảnh là sự tăng lượng dịch trong bao họat dịch, tăng tín hiệu bên trong gân và dày gân.
Bán trật gân cơ nhị đầu xảy ra khi gân cơ mất các cấu trúc giữ gân trong rãnh nhị đầu (dây chằng ngang..). Gân cơ bị trật nằm phía trong rãnh nhị đầu. Các dấu hiệu khác: rãnh nhị đầu không sâu, rách dây chằng mỏm cùng cánh tay, dây chằng dưới vai và trên gai.
Rách gân cơ thường cho hình ảnh mất liên tục, không thấy gân cơ trên hình ảnh cắt ngang hay đứng dọc.
9-Tổn thương khớp cùng đòn
Tổn thương khớp cùng đòn chia 3 lọai.
Lọai 1: dãn, rách không hòan tòan bao khớp. Thường có rộng khe khớp 1-1.5cm, rộng khoảng quạ-đòn 25-50%.
Lọai II: rách hòan tòan bao khớp, nhưng dây chằng quạ-đòn bình thường. Thường có rộng khe khớp trên 1.5cm, khoảng quạ-đòn trên 50%.
Lọai III tổn thương cả bao khớp và dây chằng quạ-đòn.
10-Họai tử vô khuẩn chỏm xương cánh tay
Thường gặp bối cảnh lâm sàng chấn thương, dùng steroid, hồng cầu liềm, rượu. Có thể thấy các hình ảnh thay đổi vùng tủy xương ở chỏm, lún sụn khớp, lún xương, mất liên tục sụn khớp; xẹp, biến dạng chỏm xương. Đánh giá giai đọan giống như phân lọai Ficat ở họai tử chỏm xương đùi.
11-U
Nhiều u xương lành hay ác có thể gặp ở khớp vai như u xương tạo xương, sarcoma. Các u phần mềm có thể gặp là u sợi, u mỡ, u mạch máu, u mỡ và các sarcoma…MRI giúp đánh giá vị trí, liên quan, giai đọan tổn thương.
12-Chấn thương xương
Vỡ xương khớp vai đánh giá tốt trên X quang, CT. Một số trường hợp khó, MRI giúp chẩn đóan. MRI giúp đánh giá các liên quan khớp, phần mềm trong chấn thương.
Kết luận
MRI rất có giá trị trong đánh giá các bệnh lý khớp vai, đặc biệt các bệnh lý liên quan dây chằng, sụn khớp như hội chứng rách bao gân xoay, viêm gân cơ, đánh giá xâm lấn u..
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)