Bị cô lập sau lũ
Đăng lúc: 9:36 chiều, Ngày 16/09/2011, lượt xem: 90(Tĩnh Gia Express) – Suốt 7 ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Phú Sơn, H.Tĩnh Gia, Thanh Hóa bị cô lập giữa biển nước. Họ đang phải sống tạm bợ bên sườn núi. Nhà cửa, ruộng vườn ngập chìm trong nước hồ Yên Mỹ.
Đến thời điểm này, mặc dù nước hồ Yên Mỹ đang ở mức 23,36m, vượt cao trình 3m, song đơn vị quản lý hồ vẫn không thể thực hiện xả tiếp được bởi phía hạ lưu nước rút rất chậm, nếu xả nữa thì người dân ở xã Tượng Sơn sẽ lãnh hậu quả khôn lường. Hồ Yên Mỹ không xả được nước khiến hàng trăm hộ dân sinh sống trong vùng lòng hồ của xã Phú Sơn chịu cảnh ngập lụt 7 ngày qua. Đặc biệt, có 58 hộ dân với trên 350 nhân khẩu ở 4 thôn Bắc Sơn, Tây Sơn, Bình Sơn, Trung Sơn của xã Phú Sơn bị cô lập. Thức ăn, nước uống đều đã hết, trẻ em không thể đến trường, nhiều gia đình phải di dời vào khu vực chân núi để tá túc qua ngày.
Chưa bao giờ khốn đốn thế này!
Ông Nguyễn Quý Do, Phó chủ tịch UBND xã Phú Sơn dùng thuyền chở chúng tôi vượt 6 km nước mênh mông vào thôn Bắc Sơn. Nông dân Nguyễn Văn Thọ kêu khổ: “Chưa bao giờ chúng tôi khốn đốn như đận này. Trời mưa như trút, nước dâng tứ bề. Nhà có 6 sào lúa, 5 sào lạc bị nhấn chìm dưới nước, mấy con lợn với đàn gà cả trăm con chết dần chết mòn. Không biết lấy gì để sống tiếp trong những ngày tới đây”. Còn chị Lê Thị Hương đề nghị Nhà nước phải bố trí tái định cư cho người dân trong thôn, bởi “nếu cứ như thế này, dân không sống nổi”. Nhà chị Hương có 8 sào lúa, 5 sào khoai và 4 sào lạc sắp đến kỳ thu hoạch, giờ bị mất trắng do nước lũ. 2 con nhỏ của chị cũng phải nghỉ học từ 5 hôm nay. Cuộc sống trong nhà bị đảo lộn, suốt ngày phải ngâm mình trong nước…
Mấy ngày nay, cả nhà chị Lê Thị Thít gồm 7 nhân khẩu phải thường xuyên sống lênh đênh trên chiếc thuyền giữa bốn bề nước ngập. Tối đến, cả nhà lại phải chèo thuyền tấp vào bờ, dựng tạm lều bạt tá túc bên vách núi. Chị Thít buồn rầu: “Khổ lắm chú ạ. Nhà tôi xây hai gác hẳn hoi, nhưng không được chắc chắn lắm. Mấy ngày nay nước ngập tầng 1, tầng hai cũng ọp ẹp, chẳng biết sập lúc nào, nên cả nhà không dám ở”.
Từ hôm mưa lũ đến nay, chị Vi Thị Hiền là giáo viên khu lẻ của trường Tiểu học Phú Sơn phải nghỉ dạy, phần vì đám trẻ con trong thôn không thể đến lớp, phần vì phải lo chăm sóc bố mẹ già trong căn nhà bị nước lũ ngập sâu. Nhà ông Vi Văn Tỵ, bố đẻ của chị Hiền, bị nước lũ tràn vào nhà tới nửa mét, nên vợ chồng chị Hiền đành phải kê giường lên cao cho bố mẹ ngủ qua đêm. Ông Tỵ lại vừa mới mổ mắt được mấy ngày, nên việc sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Thấy không an tâm, hôm qua chị Hiền phải đưa bố lên phía trên sườn núi ở tạm.
Trên đường đi, ông Nguyễn Quý Do kể: “Từ hôm mưa lũ đến giờ, bà con các thôn Bắc Sơn, Bình Sơn, Tây Sơn, Trung Sơn gần như bị cô lập hoàn toàn, con đường duy nhất ra trung tâm xã bị ngập trong nước, chỗ nông nhất cũng phải 1,3m. Con em trong các thôn không thể đến trường đi học. Chúng tôi chỉ mong cấp trên sớm quan tâm đưa số hộ dân này ra khỏi vùng lòng hồ đến một nơi ở mới nhằm ổn định cuộc sống. Nếu không về lâu dài cuộc sống của mấy trăm hộ dân nơi đây sẽ còn phải đối mặt với lũ lụt và mất trắng tài sản, mùa màng”.
Có thể nói, mong mỏi di dời đến nơi ở mới của bà con thôn Bắc Sơn chính là khát khao của hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng trong lòng hồ Yên Mỹ từ mấy năm nay, nhưng vẫn chưa được chính quyền các cấp quan tâm đến
Ông Nguyễn Quý Do, Phó chủ tịch UBND xã Phú Sơn dùng thuyền chở chúng tôi vượt 6 km nước mênh mông vào thôn Bắc Sơn. Nông dân Nguyễn Văn Thọ kêu khổ: “Chưa bao giờ chúng tôi khốn đốn như đận này. Trời mưa như trút, nước dâng tứ bề. Nhà có 6 sào lúa, 5 sào lạc bị nhấn chìm dưới nước, mấy con lợn với đàn gà cả trăm con chết dần chết mòn. Không biết lấy gì để sống tiếp trong những ngày tới đây”. Còn chị Lê Thị Hương đề nghị Nhà nước phải bố trí tái định cư cho người dân trong thôn, bởi “nếu cứ như thế này, dân không sống nổi”. Nhà chị Hương có 8 sào lúa, 5 sào khoai và 4 sào lạc sắp đến kỳ thu hoạch, giờ bị mất trắng do nước lũ. 2 con nhỏ của chị cũng phải nghỉ học từ 5 hôm nay. Cuộc sống trong nhà bị đảo lộn, suốt ngày phải ngâm mình trong nước…
Mấy ngày nay, cả nhà chị Lê Thị Thít gồm 7 nhân khẩu phải thường xuyên sống lênh đênh trên chiếc thuyền giữa bốn bề nước ngập. Tối đến, cả nhà lại phải chèo thuyền tấp vào bờ, dựng tạm lều bạt tá túc bên vách núi. Chị Thít buồn rầu: “Khổ lắm chú ạ. Nhà tôi xây hai gác hẳn hoi, nhưng không được chắc chắn lắm. Mấy ngày nay nước ngập tầng 1, tầng hai cũng ọp ẹp, chẳng biết sập lúc nào, nên cả nhà không dám ở”.
Từ hôm mưa lũ đến nay, chị Vi Thị Hiền là giáo viên khu lẻ của trường Tiểu học Phú Sơn phải nghỉ dạy, phần vì đám trẻ con trong thôn không thể đến lớp, phần vì phải lo chăm sóc bố mẹ già trong căn nhà bị nước lũ ngập sâu. Nhà ông Vi Văn Tỵ, bố đẻ của chị Hiền, bị nước lũ tràn vào nhà tới nửa mét, nên vợ chồng chị Hiền đành phải kê giường lên cao cho bố mẹ ngủ qua đêm. Ông Tỵ lại vừa mới mổ mắt được mấy ngày, nên việc sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Thấy không an tâm, hôm qua chị Hiền phải đưa bố lên phía trên sườn núi ở tạm.
Trên đường đi, ông Nguyễn Quý Do kể: “Từ hôm mưa lũ đến giờ, bà con các thôn Bắc Sơn, Bình Sơn, Tây Sơn, Trung Sơn gần như bị cô lập hoàn toàn, con đường duy nhất ra trung tâm xã bị ngập trong nước, chỗ nông nhất cũng phải 1,3m. Con em trong các thôn không thể đến trường đi học. Chúng tôi chỉ mong cấp trên sớm quan tâm đưa số hộ dân này ra khỏi vùng lòng hồ đến một nơi ở mới nhằm ổn định cuộc sống. Nếu không về lâu dài cuộc sống của mấy trăm hộ dân nơi đây sẽ còn phải đối mặt với lũ lụt và mất trắng tài sản, mùa màng”.
Có thể nói, mong mỏi di dời đến nơi ở mới của bà con thôn Bắc Sơn chính là khát khao của hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng trong lòng hồ Yên Mỹ từ mấy năm nay, nhưng vẫn chưa được chính quyền các cấp quan tâm đến
Thanh Niên Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét